Giáo án bài Kể chuyện tưởng tượng – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Kể chuyện tưởng tượng

1. Kiến thức

– Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.

– Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.

– Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng

– Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

3. Thái độ

– Tự xác định và có thái độ đúng khi làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.

– Có ý thức biết liên tưởng, tưởng tượng trong văn kể chuyện.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Thế nào là kể chuyện đời thường? Muốn làm tốt bài văn kể chuyện đời thường ta phải làm thế nào?

3. Bài mới

Chúng ta biết rằng ,trong cuộc sống có những câu chuyện phải vận dụng trí tưởng tượng để kể chuyện ? Vậy thế nào là tưởng tượng đó là nội dung bài học hôm nay.

4. Củng cố, luyện tập

– Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

– Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài.

– Làm dàn bài cho đề bài 2,5 phần luyện tập.

– Soạn: Ôn tập truyện dân gian.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

– Hãy kể tóm tắt truyện ngụ ngôn? Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?

– Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì?

– Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào trong truyện này?

– Có phải tất cả mọi chi tiết, sự việc trong truyện đều là bịa đặt hay không? Vì sao?

– Sự tưởng tượng đó có ý nghĩa gì?

– Theo em tưởng tượng trong tự sự có phải là tuỳ tiện không?

– HS đọc truyện Lục súc tranh công?

– Truyện có thật trong thực tế không?

– Chỉ ra sự tưởng tượng của tác giả dân gian?

– Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?

– Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?

– Qua hai bài tập vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

2 HS đọc ghi nhớ

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

1. Bài tập (sgk 130)

2. Nhận xét :

* Ví dụ 1: + Kể tóm tắt:

– Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon.

– Cả bọn quyết định không chịu làm gì để cho lão Miệng không còn gì ăn.

– Qua đôi ba ngày, Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mệt mỏi không buồn làm gì cả. Sau đó chúng mới vỡ lẽ ra là nếu Miệng không được ăn thì chúng không có sức. – Thế rồi, chúng cho lão Miệng ăn và chúng lại có sức khoẻ, tất cả lại hoà thuận như xưa.

– Tưởng tượng:

+ Chi tiết dựa vào sự thật: Đặc điểm của các nhân vật này trrong thực tế.

– Tưởng tượng:

+ Các bộ phận trên cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng có tên gọi, có nhà, biết suy nghĩ, hành động như con người.

+ Ý nghĩa: Trong xã hội con người phải biết nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không thể tồn tại được.

– Mục đích: Nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề: giá trị của đoàn kết trong cuộc sống.

* Ví dụ 2:

– Tưởng tượng:

+ Sáu con gia súc nói được tiếng người.

+ Sáu con kể công và kể khổ.

– Sự thật: cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.

– Thể hiện chủ đề câu chuyện.

– Chủ đề: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người không nên so bì.

3.Kết luận:

. Ghi nhớ: SGK – tr134

Hoạt động 2 Luyện tập

– Đọc truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu?

– Vì sao truyện thuộc truyện kể chuyện tưởng tượng?

– Câu chuyện đã tưởng tượng những gì?

– Lang Liêu đã tâm sự những gì?

– Câu chuyện tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?

– Đọc bài tập SGK?

– Lập dàn ý dựa vào bài văn.

HS trình bày – Lớp nhận xét

GV sửa

II- Luyện tập

Bài 1:

Bài văn: Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu.

– Truyện thuộc thể loại tưởng tượng vì: Chỉ có nhân vật người kể xưng em và việc nấu bánh chưng là có thật còn mọi chuyện khác đều do tưởng tượng.

– Câu chuyện tưởng tượng:

+ Tưởng tượng một giấc mơ được gặp Lang Liêu.

+ Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng.

+ Tưởng tượng em trò chuyện với Lang Liêu.

– Mục đích: giúp hiểu thêm về nhân vật Lang Liêu, về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc ta.

Bài 2: Dàn bài:

a. Mở bài:

Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.

B. Thân bài:

– Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh hơn gấp bội, tàn ác hơn gấp bội.

– Cảnh Sơn Tinh ngày nay chống lũ lụt: huy động sức mạnh tổng lực: đất, đá, xe ben. xe ka ma, tàu hoả, trực thăng, xe lội nước…

+ Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động…

+ Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ…

+ Cảnh cả nước quyên góp: Lá lành …

+ Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân.

c. Kết bài:

Thuỷ Tinh lại một lần nữa lại thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *