Giáo án bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Tiết 1) – Giáo án Ngữ văn lớp 9

Xem tiếp Giáo án bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

– Một số hiểu biết về tình hình t/g những năm 1980 liên quan đến vb. Hệ thống các luận điểm luận cứ và cách lập luận trong vb.

2. Kĩ năng

Đọc hiểu vb nhật dụng bàn về một vđ liên quan đến nhiệm vụ đ/tr vì hoà bình của nhân loại.

3. Thái độ

– Giáo dục lòng yêu hoà bình, có những hành động việc làm bảo vệ hoà bình trong lớp trong trường biết đ/tr vì một t/g hoà bình.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra

H: Sự tiếp thu vốn tinh hoá văn hoá nhân loại đã tạo nên phong cách văn hoá HCM như thế nào? Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

– Loài người luôn kêu gọi hoà bình và nỗ lực đấu tranh để có được hoà bình.Tuy nhiên cho đến nay ở đâu đó trên hành tinh này đã thực sự không còn tiếng súng và tiếng bom? điều đó chưa thực sự diễn ra. Hằng ngày trên các phương tiện thông tin chúng ta vẫn thấy các cuộc tranh chấp, đụng độ máu và ước mắt vẫn chảy. Vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào để bảo vệ hoà bình các em sẽ tìm hiểu bài học “Đấu tranh…”

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích- GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc: rõ ràng, rứt khoát, đanh thép.- Gọi HS đọc.- GV giới thiệu khái quátH: Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?- Yêu cầu hs giải nghĩa từ khó: 1,3, 5,6I. Đọc và tìm hiểu chú thích:1. Đọc2. Chú thích:a. Tác giả:- Ga-brien Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a. Ông sinh năm 1928.- Là t/g của nhiều tiểu thuyết và tậptruyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Nổi tiếng với tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”- Ông được nhận giải No ben VH năm 1982.b. Tác phẩm:- Vb đc trích từ bài tham luận của nhà văn, khi ông tham dự cuộcgặp gỡ của nguyên thủ 6 nước với nội dung: “kêu gọi “chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới” tại Mê-hi-cô.c. Từ khó:
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bảnH: Xác định kiểu văn bản?II. Đọc – hiểu văn bản1. Thể loại: Văn nghị luận chính trị xã hội, thuộc chùm văn bản nhật dụng
H: Văn bản trích này có thể chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?2. Bố cục:Chia thành 3 phần :(1): Từ đầu đến “sống tốt đẹp hơn”⇒ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.(2): Tiếp đến “xuất phát của nó”⇒ Chứng cứ và lý do cho sự nguy hiểm và phi lý của chiến tranh hạt nhân.(3): Còn lại: Nhiệm vụ của tất cả chúng ta và đề nghị của tác giả.
H: Xác định luận điểm chính của văn bản?3. Phân tích:a. Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản:- Luận điểm của văn bản:- Chiến Tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài ngườivà mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
H: Để chứng minh cho luận điểm ấy tác giả đưa ra hệ thống luận cứ như thế nào?nêu từng luận cứ.– Hệ thống luận cứ:   +) Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.   +) Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người. Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, … với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc đó.   +) Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.   +) Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân,đấu tranh vì một thế giới hoà bình.⇒ Luận điểm thể hiện rõ thực trạng nguy cơ cơ chiến tranh và thái độ tư tưởng của tác giả kêu gọi đấu tranh vì hoà bình.
H: Nêu nhận xét của em về luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản này?* Các luận cứ mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc ⇒ Tính thuyết phục của cách lập luận.

4. Củng cố – luyện tập

– Hệ thống bài: Luận điểm, hệ thống luận cứ của văn bản.

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

– Học bài, Làm bài tập 1 (SBT)

– Chuẩn bị tiếp tiết 2.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *