Giáo án bài Cụm động từ – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Cụm động từ

1. Kiến thức

– Nắm được đặc điểm của cụm động từ.

– Nghĩa của cụm động từ.

2. Kĩ năng

– Sử dụng cụm động từ.

3. Thái độ

– Tự xác định và có thái độ đúng khi sử dụng cụm động từ trong nói và viết.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Nêu đặc điểm của động từ? Cho VD và phân tích?

3. Bài mới

Từ việc trả lời của HS , giáo viên đi vào bài mới : Cụm động từ là gì ? các loại động từ ?

4. Củng cố, luyện tập

– Thế nào là cụm động từ? Cấu tạo của cụm động từ?

– Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài, thuộc ghi nhớ.

– Hoàn thiện bài tập.

– Soạn bài : Đọc thêm: Mẹ hiền dạy con.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1Cụm động từ là gì

– GV gọi Hs đọc , HS theo dõi vào sgk

– Các từ in đậm trong VD trên bổ sung ý nghĩa cho ĐT nào?

* GV: tổ hợp từ bao gồm ĐT và một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm được gọi là cụm ĐT.

– Thử lược bỏ từ ngữ in đậm rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?

– Qua VD trên, em rút ra kết luận gì?

– Tìm một cụm ĐT, đặt câu với cụm ĐT ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm ĐT trong câu so với ĐT?

– Thế nào là cụm ĐT, cụm ĐT có đặc điểm gì?

2 HS đọc ghi nhớ

I- Cụm động từ là gì?

1 .Bài tập : SGK – tr 147

2 .Nhận xét:

– Đã, nhiều nơi, bổ sung ý nghĩa cho: đi

– Cũng, những câu đố oái oăm bổ sung ý nghĩa cho: ra.

→ Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì chỉ còn lại ĐT. Các sắc thái ý nghĩa về thời gian, địa điểm, đối tượng mà chúng bổ sung cho ĐT không còn nữa.

– Cụm ĐT hoạt động trong câu như ĐT.

3. Kết luận :

* Ghi nhớ (sgk)

Hoạt động 2 Cấu tạo của cụm động từ

GV gọi Hs đọc , HS theo dõi vào sgk

– Qua VD vừa tìm hiểu, em thấy cụm ĐT gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào?

– Dựa vào vị trí các bộ phận, em hãy vẽ mô hình của cụm ĐT?

– Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau ĐT, cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho ĐT trung tâm những ý nghĩa gì?

II- Cấu tạo của cụm động từ

1 .Bài tập : SGK – tr 146

2 .Nhận xét:

Vẽ mô hình cấu tạo của cụm ĐT trong các câu đã dẫn ở mục I

Phụ trước phần trung tâm Phụ sau
t2     t1 T1     T2 s1     s2

đã

cũng

– Quan hệ thời gian

(đã, sẽ, đang)

– Ý tiếp diễn (vẫn, cứ, đang)

– Yêu cầu, mệnh lệnh (hãy, chớ, đừng)

– Khẳng định, phủ định (có, không, chưa, chẳng)

Đi

ra

– động từ

nhiều nơi những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

– Đối tượng

– Hướng

– Địa điểm

– Thời gian

– Mục đích

– Phương tiện

– Cách thức

Hoạt động 3 Luyện tập

– Gọi HS làm bài tập1.

– Làm nhóm ( 1,2 )

– Đọc bài 2 SGK? ( nhóm 3,4 )

– GV treo bảng phụ đã vẽ mô hình

Đọc bài 3 SGK?

( nhóm 5,6 )

– HS làm cá nhân – gọi 3 em lên bảng làm bài.

* HS làm nháp đọc.

– Ví dụ tham khảo: “ Treo biển” có ngụ ý khuyên răn người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân mặc dù vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.

III- Luyện tập

1. Bài tập 1: Tìm các cụm ĐT có trong những câu sau:

a. còn đang đùa nghị chở sau nhà

   PT    ĐT    PS

b. yêu thươngMị Nương hết mực

    ĐT     PS

muốnkéncho con một người chồngthật

    PT     ĐT     PS

xứng đáng

c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán

– để có thì giờ

– đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

2. Bài tập 2:

Vẽ mô hình các cụm ĐT ở bài tập 1

Phần phụ trước Trung tâm phần phụ sau
t2     t1 T1     T2 s1     s2
còn     đang đùa    nghịch ở sau nhà
muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

đành

để

tìm

đi     hỏi

cách giữ sứ thần nơi công quán…

thì giờ

ý kiến em bé thông minh nọ.

3. Bài 3: Nêu ý nghĩa của phụ ngữ:

– Chưa, không: biểu thị ý nghĩa phủ định

– Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định tính kịp thời, linh hoạt, nhanh nhạy.

– Không: biểu thị ý phủ định khả năng.

– Việc dùng phụ ngữ khẳng định sự thông minh, nhanh nhạy của chú bé.

4. Bài 4: Viết một câu trình bày ý nghĩa truyện: “treo biển” chỉ ra các cụm động từ trong đó?

– Các cụm DT: + Có ngụ ý khuyên răn người ta

+ Cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân

+ Vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.

Phụ trước phần trung tâm Phụ sau
t2     t1 T1     T2 s1     s2

đã

cũng

– Quan hệ thời gian

(đã, sẽ, đang)

– Ý tiếp diễn (vẫn, cứ, đang)

– Yêu cầu, mệnh lệnh (hãy, chớ, đừng)

– Khẳng định, phủ định (có, không, chưa, chẳng)

Đi

ra

– động từ

nhiều nơi những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

– Đối tượng

– Hướng

– Địa điểm

– Thời gian

– Mục đích

– Phương tiện

– Cách thức

Phần phụ trước Trung tâm phần phụ sau
t2     t1 T1     T2 s1     s2
còn     đang đùa    nghịch ở sau nhà
muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

đành

để

tìm

đi     hỏi

cách giữ sứ thần nơi công quán…

thì giờ

ý kiến em bé thông minh nọ.

Similar Posts

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *