Giáo án bài Chỉ từ – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Chỉ từ

1. Kiến thức

– Nhận biết, nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

– Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.

2. Kĩ năng

– Nhận diện được chỉ từ.

– Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.

3. Thái độ

– Giáo dục ý thức dùng chỉ từ trong giao tiếp cho HS .

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Thế nào là số từ? Lượng từ? Cho VD và phân tích?

3. Bài mới

Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu về DT ,cụm DT,số từ , lượng từ .Trong từ loại tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó mà còn rất nhiều các từ loại khác .Tiết học này chúng ta đi tìm hiểu về loại từ : chỉ từ

4. Củng cố, luyện tập

– Thế nào là chỉ từ? Cho ví dụ?

– Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài.

– Hoàn thiện các bài tập.

– Soạn bài : Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Chỉ từ

– GV treo bảng phụ đã viết VD

– Những từ in đậm đó bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

– Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào đã học?

– Em thấy những từ: nọ, kia, ấy có ý nghĩa gì?

– Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

– So sánh các từ ấy, nọ, ở VD 2 với các từ ấy, nọ ở VD 2 vừa phân tích, chúng có điểm gì giống và khác nhau?

* GV: Những từ: nọ. ấy, kia là chỉ từ

– Em hiểu thế nào là chỉ từ?

2 HS đọc ghi nhớ

I- Chỉ từ là gì?

1. Bài tập : (SGK – tr137).

2. Nhận xét :

– Nọ bổ sung ý nghĩa cho ông vua

– Ấy bổ sung ý nghĩa cho viên quan

– Kia bổ sung ý nghĩa cho làng

– Nọ bổ sung ý nghĩa cho nhà

– Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại DT.

– So sánh các từ và cụm từ:

+ Ông vua / ông vua nọ

+ Viên quan / viên quan ấy

+ Làng / làng kia

+ Nhà / nhà nọ

– Các từ nọ, kia, ấy dùng để trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật ấy, tách biệt sự vật này với sự vật khác.

– Ấy bổ nghĩa cho nọ

– Hồi bổ nghĩa cho đêm

– So sánh:

+ Giống: đều xác định vị trí sự vật.

+ Khác:

VD 1: Xác định vị trí sự vật trong không gian.

VD 2: Xác định vị trí sự vật trong thời gian.

3 . Kết luận :

* Ghi nhớ: SGk – tr 137.

Hoạt động 2. Hoạt động của chỉ từ trong câu- GV sử dụng bảng phụ viết 3 VD (SGk – tr 137,138)

VD1 phần I, VD 2 phần II.

– Xét VD1, cho biết vai trò ngữ pháp của chỉ từ trong VD1?

– Xét VD2 Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chỉ từ trong câu?

– Đặt câu có chỉ từ? Cho biết vai rò ngừ pháp của chỉ từ trong câu đó?

2 Hs đọc ghi nhí

II- Hoạt động của chỉ từ trong câu

1. Bài tập : (SGK – tr137).

2 .Nhận xét :

– Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm DT, hoạt động trong câu như một DT.

– Có thể làm CN, VN, TN:

+ Hồi ấy, đêm nọ : Trạng ngữ.

+ Viên quan ấy: CN

+ Ông vua nọ, nhà nọ, làng kia: Bổ ngữ cho VN có.

* Chức vụ của chỉ từ trong câu :

a. Đó: CN

b. Đấy: Tr ngữ.

3 . Kết luận :

* Ghi nhớ : SGk – Tr 138

Hoạt động 3: Luyện tập

– Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những gì?

– Nêu yêu cầu bài tập 1? (cho 2 em lên bảng làm bài tập.)

– Nêu yêu cầu bài tập 2? (HS làm nháp đọc – gọi HS nhận xét).

– Đọc bài 3 SGK. ( Làm bài tập nhóm )

– HS viết đoạn văn, đọc, gọi HS nhận xét, đánh giá.

III- Luyện tập

Bài 1: Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp của chỉ từ:

a. ấy (hai thứ bánh ấy): dùng để định vị sự vật trong không gian và làm phụ ngữ trong cụm DT.

b. đấy, đây: định vị sự vật trong không gian, làm CN.

c. Nay: Định vị sự vật về thời gian, làm TN.

d. Đó: định vị sự vật về thời gian, làm TN.

Bài 2: Thay các từ in đậm bằng các chỉ từ thích hợp

a. Chân núi Sóc = đấy, đó

đinh vị về không gian.

b. Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy. làng đấy, làng đó

định vị về không gian.

→ Cần viết như vậy để không bị lặp từ.

Bài 3:

– Các chỉ từ ấy, đó có thể đổi chỗ cho nhau hoặc thay bằng từ đấy, nhưng không thể thay bằng bất cứ từ, cụm từ nào khác vì: trong truyện cổ dân gian, ta không thể xác định được cụ thể thời gian năm ấy, năm nay, hôm ấy là năm nào, hôm nào.

– Kết luận: chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu vì: chúng có thể chỉ ra những sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong thời gian vô tận.

Bài 4: Viết đoạn văn về một hành vi vi phạm môi trường mà em biết trong đó có sử dụng chỉ từ và chỉ rõ.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *