Giáo án bài Bàn về đọc sách (Tiết 1) – Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Bàn về đọc sách
Giáo án bài Bàn về đọc sách

Giáo án bài Bàn về đọc sách (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học Bàn về đọc sách

1. Kiến thức

– Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục. trọn

– Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

– Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong 1 văn bản nghị luận

– Rèn luyện thêm cách viết 1 văn bản nghị luận.

3. Thái độ

– Có thái độ đọc sách đúng đắn nghiêm túc với từng hs.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

– SGK. Sgv, Đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

– Chuẩn bị bài: đọc tìm luận điểm lí lẽ, dẫn chứng cho từng phần, trả lời các câu hỏi trong mục đọc hiểu.

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

– Giới thiệu chương trình học kì II.

3. Bài mới

– Bước chân vào trường học các em đã được tiếp xúc và làm quen với sách, những cuốn sách đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học trò. Nhưng liệu các em đã hiểu hết giá trị của sách, cách đọc sách hiệu quả, những hiệu quả tác dụng mà khi đọc sách con người ta có được khi đọc sách. Để hiểu sâu hơn về cách đọc sách, vai trò tác dụng của việc đọc sách, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự cần thiết của việc đọc sách và pp đọc sách của nhà văn Chu Quang Tiềm trong văn bản : Bàn về đọc sách.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích :
– Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn đọc, nêu yêu cầu đọc,hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài.
– Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc:
– Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
H: Nêu vài nét về văn bản : Bàn về đọc sách?
H: Giải nghĩa các từ khó SGK
2. Chú thích:
a. Tác giả:
– Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn nổi tiếng của TQuốc.
b. Tác phẩm: Trích trong cuốn danh nhân TQuốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
c. Từ khó(SGK)
HĐ2. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích :
H: Văn bản thuộc thể loại gì ?
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản:
– Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
H: Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?
H: Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
2. Bố cục: 2 phần
– Tác giả bàn về đọc sách
   + P1: Đầu → phát hiện thế giới mới:Sau khi vào bài tgiả khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
   + P2: tiếp → tiêu hao lực lượng. Nêu các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay
   + P3: Còn lại. Bàn về phương pháp đọc sách (Bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc ntn cho hiệu quả)
– Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:
H: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào?
H: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm em thấy sách có tầm quan trọng ntn?
3. Phân tích:
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
*Luận điểm: “Đọc sách là 1 con đường quan trọng của học vấn”
– Tầm quan trọng của sách:
   + Sách ghi chép , cô đúc và lưu truyền mọi tri thức
   + Sách có giá trị được xem là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại
   + Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu được qua mấy nghìn năm
H: Đọc sách có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?
H: Đối với mỗi người thì đọc sách có ý nghĩa gì?
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của đoạn văn?
H: Em được bồi dưỡng những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
– Ý nghĩa của việc đọc sách:
   + Đọc sách là con đường tích luỹ,nâng cao vốn tri thức
   + Đọc sách là trả nợ quá khứ, ôn lại kinh nghiệm loài người
   + Đọc sách đối với mỗi người còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện tgiới mới
⇒ Lập luận chặt chẽ, hợp lí, lô gíc giúp người đọc thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách

4. Củng cố, luyện tập:

– Hệ thống toàn bài.

H: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

H: Đọc sách có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

– Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học.

5. Hướng dẫn HS về nhà:

– Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài.

Giáo án Văn 9 Học kì 2 đầy đủ, chi tiết theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục.
Giáo án Văn 9 Bài 18 (Tuần 18)
Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 1)
Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 2)
Giáo án: Khởi ngữ
Giáo án: Phép phân tích và tổng hợp
Giáo án: Luyện tập phân tích và tổng hợp

Giáo án Văn 9 Bài 19 (Tuần 19)
Giáo án: Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 1)
Giáo án: Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 2)
Giáo án: Các thành phần biệt lập
Giáo án: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Giáo án: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Giáo án Văn 9 Bài 20 (Tuần 20)
Giáo án: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Tiết 1)
Giáo án: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Tiết 2)
Giáo án: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Giáo án: Viết bài tập làm văn số 5
Giáo án: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án Văn 9 Bài 21 (Tuần 21)
Giáo án: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
Giáo án: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Giáo án Văn 9 Bài 22 (Tuần 22)
Giáo án: Con cò
Giáo án: Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án Văn 9 Bài 23 (Tuần 23)
Giáo án: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 1)
Giáo án: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2)
Giáo án: Viếng lăng bác
Giáo án: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giáo án: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giáo án: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giáo án: Viết bài tập làm văn số 6

Giáo án Văn 9 Bài 24 (Tuần 24)
Giáo án: Sang thu
Giáo án: Nói với con
Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý
Giáo án: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Giáo án: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Văn 9 Bài 25 (Tuần 25)
Giáo án: Mây và sóng
Giáo án: Ôn tập về thơ
Giáo án: Ôn tập về thơ (tiếp theo)
Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Giáo án Văn 9 Bài 26 (Tuần 26)
Giáo án: Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Giáo án: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (tiếp theo)
Giáo án: Kiểm tra về thơ
Giáo án: Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II)
Giáo án: Viết bài tập làm văn số 7

Giáo án Văn 9 Bài 27 (Tuần 27)
Giáo án: Bến quê
Giáo án: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II
Giáo án: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Văn 9 Bài 28 (Tuần 28)
Giáo án: Những ngôi sao xa xôi (Tiết 1)
Giáo án: Những ngôi sao xa xôi (Tiết 2)
Giáo án: Biên bản

Giáo án Văn 9 Bài 29 (Tuần 29)
Giáo án: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Giáo án: Tổng kết về ngữ pháp
Giáo án: Luyện tập viết biên bản
Giáo án: Hợp đồng

Giáo án Văn 9 Bài 30 (Tuần 30)
Giáo án: Bố của Xi-Mông (Tiết 1)
Giáo án: Bố của Xi-Mông (Tiết 2)
Giáo án: Ôn tập truyện lớp 9
Giáo án: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

Giáo án Văn 9 Bài 31 (Tuần 31)
Giáo án: Con chó Bấc
Giáo án: Kiểm tra về truyện
Giáo án: Kiểm tra phần tiếng Việt lớp 9 học kì II
Giáo án: Luyện tập viết hợp đồng

Giáo án Văn 9 Bài 32 (Tuần 32)
Giáo án: Bắc Sơn (Tiết 1)
Giáo án: Bắc Sơn (Tiết 2)
Giáo án: Tổng kết phần văn học nước ngoài
Giáo án: Tổng kết phần tập làm văn

Giáo án Văn 9 Bài 33 (Tuần 33)
Giáo án: Tôi và chúng ta
Giáo án: Tổng kết phần văn học
Giáo án: Tổng kết phần văn học nước ngoài (Tiếp theo)

Giáo án Văn 9 Bài 34 (Tuần 34)
Giáo án: Tổng kết phần văn học (tiếp theo)
Giáo án: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Giáo án: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (Tiếp theo)
Giáo án: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Giáo án: Trả bài kiểm tra văn
Giáo án: Trả bài kiểm tra tổng hợp

Similar Posts

3 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *