Giải thích nhan đề “Tức nước vỡ bờ” lớp 8 hay nhất đầy đủ

Xã hội những năm 1945 như một đầm lầy đầy bùn đen, thối tha với những sinh vật quái dị, những sinh linh lầm than mà câm lặng. Cuộc sống tù đọng và im lặng đến đáng sợ. Cho đến khi văn học lên tiếng! Đó là tiếng nói cất lên từ cổ họng những con người nhỏ bé, về cái ao xã hội, là tiếng nói nhân bản đòi nhân quyền. Hướng dẫn làm bài văn giải thích nhan đề “Tức nước vỡ bờ” lớp 8 các bạn có thể tham khảo thêm các bài giải thích nhan đề khác ngắn gọn hơn

Các bài viết về chủ đề Tức nước vỡ bờ được quan tâm :

  • Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố lớp 8
  • Phân tích đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” lớp 8
  • Dàn ý phân tích chị Dậu trong đoạn trích ” Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố lớp 8
  • Dàn ý Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ
  • Soạn bài “Tức nước vỡ bờ” lớp 8

Chưa bao giờ người ta thấy có một anh Pha khổ đến thế, nhưng cũng có một chị Dậu đẹp đến vậy. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một trong những thiên tiểu thuyết được quan tâm và gây được tiếng vang lớn nhất thời bấy giờ. Một trong những đoạn trích tiêu biểu mà chúng ta được học trong chương trình lớp 8 chính là đoạn “Tức nước vỡ bờ”. Trước khi đi vào tìm hiểu văn bản, chúng ta cần hiểu được ý nghĩa của tên nhan đề đoạn trích. Mỗi một nhan đề dù ngắn hay dài, đều gửi gắm những tư tưởng liên quan đến nội dung đoạn trích cũng như thể hiện tư tưởng, tài năng của tác giả. Sau đây là một bài phân tích nhan đề “Tức nước vỡ bờ” các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN VĂN GIẢI THÍCH NHAN ĐỀ “TỨC NƯỚC VỠ BỜ” LỚP 8

Một tác phầm văn học hay như người con gái đẹp. Cái để sống lâu dài là đức hạnh, nhưng cái để làm quen là nhan sắc. Một vẻ ngoài hấp dẫn và thu hút mới có thể dẫn độc giả khám phá vào sâu thể giới bên trong của tác phẩm. Một trong những yếu tố hình thức ảnh hưởng đến nội dung, giá trị của tác phẩm có thể kể đến nhan đề. “Tức nước vỡ bờ” là một trong những nhan đề đã làm tròn nhiệm vụ của nó.

Nhan đề trong tác phẩm văn học là phần đầu tiên trước khi tiếp xúc với văn bản. Nhan đề thường ngắn gọn, là một vế hay một câu để khái quát nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của toàn bộ văn bản. Đồng thời, qua đó thể hiện tài năng của người cầm bút. Một nhan đề hay là một nhan đề ấn tượng, gây được sự chú ý và hấp dẫn của người đọc.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nằm ở chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Đây là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn tòng lai chưa từng có. Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép về những thứ thuế bất nhân của bọn thực dân, là tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nói riêng và người nông dân xưa nói chung. Qua đó, còn là những tư tưởng và triết lí của tác giả.

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đã thể hiện được phần nào tư tưởng đấy. “Tức nước vỡ bờ” là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong đầy và chặt quá đến mức muốn bung ra, phá vỡ cái thành hoặc cái vỏ bọc bao bọc chính nó. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự đè nén, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên phản kháng, chống đối. Nó như một quy luật của tự nhiên mà lại có tính xã hội sâu sắc. Người biên soạn đã chọn hình ảnh rất gần gũi, có liên quan đến đời sống nhân dân. Đó chính là kinh nghiệm canh tác trong việc giữ và chặn nước. Ngay những chữ đầu đã tạo nên sự tò mò, hứng thú và những dự đoán ban đầu của ngươi đọc về nội dung của đoạn trích. Đây có phải chỉ đơn thuần là một quy luật trong canh tác. Hay đó còn mang theo tính chất xã hội gì? Câu chuyện nào ở phía dưới?

Nhan đề đoạn trích rất phù hợp với nội dung và ý nghĩa của đoạn trích: sự áp bức trắng trợn của bọn tay sai thực dân đã buộc người nông dân đầy nhẫn nhục như chị Dậu phải vùng dậy, xô vỡ bờ để đấu tranh. Từ đó mà toát lên một chân lí tất yếu: con đường duy nhất của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường tự đấu tranh để giải phóng mình. Với tư tưởng ấy, sau này, Nguyễn Trung Thành khi viết “Rừng xà nu” đã đúc kết thành câu nói: “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”.

Qua nhan đề ấy cũng thể hiện tính chiến đấu trong ngòi bút hiện thực Ngô Tất  Tố. Mặc dù kết thúc tác phẩm rất bế tắc, nhà văn chưa được tiếp cận với ánh sáng của Đảng, chưa tìm ra được con đường đấu tranh cho quần chúng bị áp bức. Nhưng với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, Ngô Tất Tố đã thấy được xu thể tất yếu: tức nước thì phải vỡ bờ, và sức mạnh to lớn, khôn lường của sự vỡ bờ đó. Nhà văn tài năng là người nhìn ra những điều người khác không thấy. Tác phẩm chân chính luôn có khả năng dự báo và nhận thức tương lai. Cảnh “tức nước vỡ bờ” đã dự báo cơn bão táp quần chúng nhân dân, là lực lượng nòng cốt của cách mạng sau này.

Ý nghĩa sâu xa của quá trình tức nước vỡ bờ là gì? Mầm mống của mọi nỗi đau chính là từ chính sách thuế thân vô lí, bất công đến tàn bạo của bọn quan Tây. Cái thứ thuế quái đản ấy đã đánh vào đầu người sống; dựng cả người chết dậy; giành một đứa trẻ mới 7 tuổi ra khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ và ném nó vào hang hùm miệng sói của bọn địa chủ; bắt một người phụ nữ ra khỏi gia đình vừa mới chia lìa tan tác để rồi lại bị đẩy vào chốn địa quan đê tiện, nhơ nhuốc, xấu xa. Hùa vào với chính sách của quan Tây là những mánh khóe của bọn vua quan ta, tha hồ đục nước béo cò, tha hồ bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Tác giả đã khéo léo bê cất đi suất sưu của người chết, đợi đến khi chị Dậu đã bán hết đi cả tài sản, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tình huống truyện ngày càng căng thẳng. Ngô Tất Tố đã chỉ ra con đường đi duy nhất cho nhân vật của mình, đó là phản kháng.

Ngay những từ ngữ đầu tiên, nhan đề chính là nhãn tử gợi mở ra thế giới tư tưởng và bài học sâu sắc cho tác phẩm. Cái tài của người cầm bút chính là thu hút người đọc ở ngay những con chứ đầu tiên như thế.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *