Giải thích câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn lớp 7

Những câu ca dao, tục ngữ là những kinh nghiệm được đúc kết từ những trải nghiệm thực tế của cha ông ta ngày trước. Nó không chỉ dựa trên quy luật vận động của tự nhiên mà còn dựa trên quy luật vận hành của sự sống, của lẽ phải, của những khuôn phép đạo đứa nhất định. Hướng dẫn giải thích câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” lớp 7 hay nhất bạn có thể tham khảo thêm cho bài viết

Các bài viết về chủ đề Đi một ngày đàng học một sàng khôn được quan tâm :

  • Chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lớp 7
  • Dàn ý đi một ngày đàng học một sàng khôn
  • Nghị luận về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lớp 9
  • Dàn ý Chứng minh đi một ngày đàng học một sàng khôn lớp 7
  • Dàn ý giải thích câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lớp 7

Nó mang đến cho chúng ta những bài học sâu sắc về quý báu. Một trong số đó không thể không kể đến câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Để làm được bài văn giải thích câu nói này, chúng ta cần phải biết áp dụng các thao tác lập luận đã học của một bài văn giải thích, từ đó rút ra được ý nghĩa và bài học được gửi gắm qua câu nói. Dưới đây là hai bài làm văn mẫu hi vọng có thể giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập thật tốt!

BÀI LÀM VĂN SỐ 1 GIẢI THÍCH “CÂU ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN”

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn luôn dạy bảo con cháu:’’Đi một ngày đàng  học một sàng khôn”

Vậy câu nói trên có ý nghĩa như thế nào? ‘Đàng’ nghĩa là đường, còn ‘ sàng khôn’  nghĩa là tầm hiểu biết rộng rãi, bao la.Như vậy với cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ sinh động , ngôn ngữ ca dao dân ca ông cha ta đã đem đến cho thế hệ sau bài học thấm thía: con người cần phải trải nghiệm, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết ,tăng them vốn sống tích cực và góp thêm nhiều những kinh nghiêm thực tế ,…. Khi ấy chúng ta mới trở thành người sống có ích cho cộng đồng, xã hội.

Cách sống: “đi một ngày đàng học một sàng khôn’’ phải thực hiện những gì? Cuộc sống là đại dương bao là kiến thức mà mỗi người chúng ta hiểu biết chỉ là hạt cát nhỏ.Vi thế chúng ta cần phải có ý thức  luôn đi đây đi đó để trao ý thức, tầm hiểu biết.Khi bạn đi nhiều nơi,tiếp xúc với nhiều người khác nhau, sẽ đem đến cho bản thân bạn nhiều bài học quý giá về cách cư xử vời người khác, những hiểu biết , kiến thức về nơi bạn đã đến, và hơn hết sẽ cho bạn tâm lý bạo dạn trước mọi hoàn cảnh, tình huống khó khăn. Như Bác Hồ của chúng ta, nhờ ý thức luôn tìm tỏi học hỏi, bản thân trải nghiệm  trên nhiều nơi, trên mọi miền của thế giới đã giúp Bác tìm ra con đường cứu nước và dân tộc Việt Nam hôm nay mới được độc lập tự do. Con người khi đã có kiến thức rộng lớn sẽ luôn tự tin, làm việc gì cũng luôn suôn sẻ, thành công.Và hơn nữa sẽ được mọi người xung quanh yêu quý , nể phục, để lại dấu ấn trong lòng người.Việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm không chỉ có ích cho bản thân , mà còn góp phần làm cho xã hội trở nên phong phú hơn.

Có ý thức chủ động trải nghiệm, tìm tòi là tốt nhưng cũng cần phải biết chọn lọc thông tin, kiến thức, phải biết lựa chọn cái gì nên tiếp thu cái gì không được tiếp thu. Kiến thức là bao la nhưng  nó cũng có cái đúng cái sai. Bản thân mỗi người luôn phải tinh tế, khéo léo trong mọi hoàn cảnh để học hải những gì là có ích nhất.Con đường đến với thành công có bao giờ là dễ dàng. Khi bạn đi nhiều sẽ gặp những khó khăn, vấp ngã đừng có vội nản lòng, hãy cố gắng nỗ lực đứng lên bởi vì kinh nghiêm mà bạn có được phải trải qua những lần bạn vấp ngã

Xã hội ngày càng phát triển, kiến thức ngày càng nhiều, nếu chúng ta không chịu học hỏi rèn luyện bản thân sẽ trở thành con người lạc hậu, luôn đi sau người khác.Hơn nữa tuổi trẻ tài cao, cơ hội học hỏi  trải nghiệm cần phải càng nhiều, không những học ở thầy cô, nhà trường, sách vở mà còn phải có ý thức tự học ở cuộc sống bến ngoài. Chúng ta lên án , phê phán những con người có lối sống thụ động, dựa dẫm vào người khác, những con người ‘ngại học ngại đi’ . Nếu họ vẫn mãi giữ lối sống cũng chỉ là những người vô ích,bị người khác con thường.

Lê-nin có câu: Học, học nữa, học mãi. Vậy nên luôn luôn nỗ lực học tập, trải nghiệm, tìm tòi bạn nhé!

BÀI LÀM VĂN SỐ 2 GIẢI THÍCH “CÂU ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN”

Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong lũy tre xanh, tầm mắt hạn hẹp, khó mà có thể hiểu hết được mọi điều trong cuộc sống. Vì thế mà trong dân gian mọi người vẫn thường nói với nhau câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để khẳng định rằng để có thể vững vàng bước trên đường đời, chúng ta cần học hỏi thêm nhiều điều từ mọi người, từ cuộc sống xung quanh.

Câu tục ngữ ngắn gọn được chia làm hai vế đã đúc kết một kinh nghiệm vô cùng quý báu của ông cha ta. Vế thứ nhất “đi một ngày đàng” nghĩa là đi xa, đi ra ngoài xã hội, đến những nơi ta có thể chưa tới hoặc đã tới ngang qua. Còn vế thứ hai “học một sàng khôn” chỉ kết quả thu được sau những ngày đi xa như thế, là thành quả mà con người có được ở nơi mới. Như vậy, qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn nhấn mạnh rằng con người có học hỏi, có tìm tòi, hiểu biết thì mới hiểu được đời, hiểu được cuộc sống, bởi cuộc sống này là bao la, còn nhiều điều chờ ta khám phá.

Quả thực rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Câu tục ngữ đã nêu lên một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn. Vì sao vậy? Bởi một trong những cách con người ta mở rộng vốn hiểu biết là đi ra khỏi, thay đổi môi trường sống của mình để học hỏi, tăng thêm vốn hiểu biết ở những nơi khác, những người khác. Điều này có thể được chứng minh qua việc hàng ngày là bước ra đường, có thể là ngay trên con đường đi học, ta bắt gặp hình ảnh một cụ già đáng thương đến tội nghiệp đang xòe bàn tay run lẩy bẩy ra cầu xin sự giúp đỡ của người qua đường và chợt nhìn thấy một em bé nhỏ, nắm lấy bàn tay cụ đưa cho cụ những đồng tiền lẻ mà em lục tìm hết trong các túi áo. Nhìn cảnh ấy, trái tim ta chẳng lẽ lại không thông cảm hay sao? Chúng ta sẽ thấy thương biết bao và bỗng nhiên trách những người con vô tâm đã để bà cụ khổ đến thế này. 

Bước chân và cuộc sống hay bước trên con đường học tập, chúng ta đều có thể học hỏi được rất nhiều điều. Ta biết yêu, biết hờn, biết khóc cho những số phận khổ đau. Hay cùng một nội dung với câu tục ngữ trên, người xưa cũng có câu ca dao đầy chí lí chí tình để khẳng định và chứng minh điều trên: “Đi cho biết đó biết đây / Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Ở nhà với mẹ thì sướng đấy bởi ta được mẹ chăm sóc, chở che nhưng con người nếu cứ suốt ngày, suốt năm chỉ biết chôn chân nơi bốn bức tường hạn hẹp thì sẽ trở nên lạc hậu và thiển cận biết bao. Vì thế mỗi người cần phải biết tự học hỏi từ xung quanh để mở mang tầm hiểu biết về cuộc sống, để tự đắp bồi những kiến thức mình chưa có hoặc có mà chưa sâu sắc, đủ đầy. 

Cùng với quá trình mở rộng vốn hiểu biết thì câu tục ngữ còn là một kinh nghiệm đúng đắn. Bởi việc đi xa con người mới có thể tự hoàn thiện được mình trên bước đường đời, ta sẽ khó có thể đứng vững được nếu suốt ngày giam mình trong căn nhà nhỏ bé. Hãy nhìn vào tấm gương tiêu biểu vị Cha già của dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt hơn ba mươi năm, Bác đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, học hỏi từ nhiều nước, nhiều nơi để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Đó là kết quả cho ngày đàng học hỏi không ngừng ấy của Bác, là độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. “Sàng khôn” mà Bác có được, Bác đã dành tặng cho Tổ quốc thân yêu, cho người dân đất Việt thương mến. Thành quả ấy, kết quả ấy làm người sáng lên nhân cách của Người – một vị lãnh tụ tài ba trọn lòng vì nước, hết sức vì dân. Như thế, giữa cuộc đời có nhiều vất vả, khó khăn, có đầy rẫy sự bon chen đi nữa thì đó cũng là nơi ta học được nhiều hơn hết thảy, để đúc rút những kinh nghiệm, để hoàn thiện nhân cách bản thân.

Câu tục ngữ không chỉ đúc rút những kinh nghiệm của cha ông mà còn chính là ước vọng thầm kín được gửi gắm về ước mơ chinh phục thiên nhiên, chinh phục những gì còn là mới mẻ, xa lạ để mở rộng tầm hiểu biết cho mình. Khi đi ra ngoài xã hội, chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay và cho đến một lúc nào đó dù ta không có ý định học thì vẫn cứ “học” và được “khôn” ra. Những gì đã thu lượm được trên đường đi sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quý giá giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này, ta sẽ có niềm tin để theo đuổi ước mơ, chinh phục thiên nhiên, chinh phục những điều mới lạ. Cuộc sống sẽ mở ra trước mắt ta những thế giới đa sắc màu, nhiều cảm xúc để ta đặt chân tới và khám phá.

Lời khích lệ, ước mong của cha ông ta thật cao đẹp một phần nào đã cho ta tự tin bước vào cuộc sống học hỏi và khám phá. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sàng khôn mà cuộc sống dạy chúng ta là rất rộng và có ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên một điều quan trọng hơn thế đó là khi được tiếp xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế, ta phải biết phân biệt được việc làm, hành động nào là sai trái để mà tránh. Đi xa không có nghĩa là đi học thói xấu về khiến quê hương đất nước trở thành nơi người người ai cũng sợ, cũng muốn xa lánh. Hãy biết học hỏi, biết sống sao cho tốt với xã hội, đất nước yêu dấu này. Ngày nay khi cái mới xuất hiện từng giờ, từng phút, đất nước có nhu cầu hội nhập thế giới thì “đi” để “khôn” càng trở nên cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. Đối với học sinh – mầm non của đất nước, cơ hội đi đây đi đó để học lấy cái khôn là rất nhiều và thuận lợi. Vì thế hãy biết tận dụng thời gian, sức lực, điều kiện để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Nếu chỉ biết sống khép mình, tự thỏa mãn với những gì mình đã có, đó chính là việc mà bạn đang tự tách mình ra khỏi nhịp sống của xã hội sôi nổi. 

Ngày nay câu tục ngữ trên vẫn là một chân lý đúng đắn, một lời khuyên chân tình, bổ ích cho những ai muốn mở rộng tầm hiểu biết. Có thể ngày nay cuộc sống hiện đại hơn, nhịp sống phát triển nhanh hơn, nhiều người tự mở rộng hiểu biết của mình thông qua các trang mạng xã hội mà không cần phải đi đâu xa nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ trên vẫn không hề thay đổi bởi câu trên chính là một chân lý vững chắc tạc vào thế kỷ, đi sâu vào lòng người.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *