Dàn ý tả cây tre lớp 6 chi tiết đầy đủ

Là người Việt Nam, đặc biệt là những người con của vùng nông thôn, có ai mà chưa một lần đắm mình vào bóng mát của luỹ tre xanh? Tre xanh, toả bóng xuống hết thảy tâm hồn người Việt. Dưới đây sẽ là dàn ý chi tiết hướng dẫn các bạn làm bài văn tả cây tre Việt Nam đầy đủ và chi tiết nhất

Các bài viết về chủ đề Dàn ý tả cây tre được quan tâm :

  • Dàn ý tả cây tre lớp 7

“Tre xanh xanh tự bao giờ/ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”. Phải, chẳng biết tự bao giờ, tre đã trở thành một biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Người đi xa trở về, chỉ cần nhìn thấy luỹ tre đầu làng là biết mình đã về với đất mẹ. Tre ngay thắng, đoàn kết, dẻo dai, đó đều là những phẩm chất tốt đẹp của cả tre và con người Việt Nam. Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ cũng gắn với tre. Có tre làm bóng mát cuộc đời, làm vòng tay, nhẫn hoa, làm thúng làm thùng. Chưa bao giờ tre hết quan trọng với con người. Hôm nay, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn làm dàn ý bài văn tả cây tre Việt Nam. Dàn ý nhìn chung cần đi theo các phần: hình dáng bên ngoài của cây tre, công dụng của tre và ý nghĩa biểu tượng của tre. Các bạn có thể viết về những cảm nhận riêng của mình về loài cây này. Dưới đây là dàn ý khá chi tiết để các bạn có thể tham khảo, tuy nhiên các bạn cần hành văn theo cách của mình nhé. Chúc các bạn làm bài thành công và tiếp tục ủng hộ cho wikihoc nhé!

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN TẢ CÂY TRE LỚP 6

I. Mở bài

  • Giới thiệu về đối tượng được miêu tả

Người ta yêu hoa hồng bởi vẻ lộng lẫy kiêu sa, yêu phượng vĩ vì sắc hoa rực rỡ. Nhưng em vẫn giữ trong trái tim mình hình ảnh về cây tre đầu làng, mộc mạc, giản dị mà anh dũng kiên cường.
II. Thân bài
a. Miêu tả về hình dáng cây tre

  • Thật khó để miêu tả riêng một cây, bởi tre luôn mọc thành một khóm, vững chắc như một bức tường thành ôm lấy ngôi làng.
  • Ở bất cứ nơi nào, tre cũng có thể sinh sống và phát triển, dù là đất sỏi hay đá vôi bạc màu.
  • Mỗi cây cao đến tầm 4-5 mét, có cây lại nhỏ xíu như những đứa trẻ con. Đó là tre già và búp măng.
  • Thân tre gầy guộc nhưng thẳng đứng. Suốt một đời, tre tự hào vì không bao giờ mọc nghiêng.
  • Thân tre được chia thành các đốt nhỏ, mỗi đốt khoảng hai gang tay người lớn. Từ thân tre đâm ra những cành nhỏ như cánh tay đưa ra hứng lấy ánh nắng mặt trời.
  • Tre đứng vững trước bao phong ba bão táp, phần vì nó đứng thành luỹ, phần vì rễ tre cắm sâu xuống mặt đất để hút lấy chất nhựa dồi dào.
  • Lá tre màu xanh thẫm, thuôn dài, nhỏ nhẹ trông thanh tao biết nhường nào.
  • Bên dưới những cây trưởng thành là những búp non cũng đã mọc thẳng, còn bé nhưng đã ý thức được phẩm chất của mình.
  • Mỗi buổi chiều lộng gió, tre đồng thanh hát lên khúc ca rì rào rì rào đầy sức sống mãnh liệt.

b. Công dụng, ý nghĩa của cây tre

  • Nói cây tre gắn liền với người nông dân, không chỉ vì tre xuất hiện nhiều, mà còn bởi trong đời sống thường nhật, tre trở thành những vật dụng quen thuộc.
  • Chiếc nón lá của các bà các mẹ, bộ bàn ghế mây của bố, hay chiếc gối của ông, đều là những sản phẩm từ tre.
  • Càng ngày, người ta càng chuộng những vật dụng từ tre, bởi nó vừa tinh tế lại vừa bền đẹp.
  • Tre gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ chúng tôi. Dưới tán tre, chúng tôi tụ tập, hát hò, những bà những mẹ nghỉ chân sau những lúc cày đồng mệt mỏi.
  • Tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam. Đoàn kết, bền bỉ, dẻo dai, tre cứ thế ở bên cạnh dân tộc Việt Nam như vậy.
  • Những búp măng còn đang lớn, chính là thế hệ thiếu nhi măng non phát triển từng ngày.

III. Kết bài

  • Suy nghĩ của em về cây tre Việt Nam

Dù vạn vật có thay đổi ra sao, cuộc sống có hiện đại hoá thế nào, cây tre vẫn giữ cho mình một vị trí nhất định. Tre vẫn thế, giản dị và bình tâm, ở bên cạnh con người Việt Nam để tiếp thêm sức mạnh cho họ, để dân tộc Việt Nam giữ được truyền thống cho riêng mình.
Lụa Bùi – wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *