Dàn ý tả cây dừa chi tiết đầy đủ

Dừa là loại cây được trồng phổ biến ở Tây Nam Bộ, đặc biệt là Bến Tre. Cây dừa không chỉ làm nên đặc trưng của vùng đất này mà còn làm Bến Tre nổi tiếng với những đặc sản làm từ dừa như nước dừa, thạch dừa… Và rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các món ăn được làm từ dừa hoặc các sản phẩm tương tự từ dừa. Sau đây là hướng dẫn làm bài văn tả cây dừa lớp 7.

Các bài viết về chủ đề tả cây dừa được quan tâm :

  • Tả cây dừa lớp 7
  • Tả cây dừa lớp 2
  • Tả cây dừa lớp 4
  • Tả cây dừa lớp 3
  • “Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
  • Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
  • Thân dừa bạc phếch tháng năm,
  • Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao”

Dừa là một trong những loài cây quen thuộc của quê hương Việt Nam. Hình ảnh cây dừa cao vút của vùng đất Bến Tre đã đi vào bao câu ca dao, bao giai điệu ngọt ngào và bao vần thơ đặc sắc. Cây dừa vừa mang vẻ đẹp ngang tàng vừa có chút gầy gò mảnh mai. Cây dừa còn là một biểu tượng độc đáo cho tính cách của người dân Nam Bộ. Đó là sự hiên ngang, mọc thẳng vào trời xanh giống như ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của người nông dân. Dừa gần gũi và thân thương, dừa đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ thơ với những gì hiền hòa nhất. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, các bạn sẽ bắt gặp đề bài tả cây dừa. Để làm tốt dạng bài này, các bạn cần nắm rõ về những bộ phận của cây dừa như thân, lá, rễ…để miêu tả cho chính xác. Các yếu tố miêu tả cùng những biện pháp tu từ như so sánh nhân hóa là điểm cộng giúp bài văn thêm hấp dẫn. Dưới đây là dàn ý chi tiết cho đề bài tả cây dừa do wikidoc gợi ý. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN TẢ CÂY DỪA LỚP 7

I/ Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu về cây dừa.

Nếu như vùng núi Thái Nguyên nổi tiếng với đồi chè xanh bát ngát thì nhắc đến vùng đất Bến Tre người ta sẽ nghĩ ngay đến hàng dừa cao vút đứng hiên ngang trong gió. Cây dừa mang vẻ đẹp độc đáo của riêng nó mà không loài cây nào có được.

II/ Thân bài

a. Giới thiệu khái quát

  • Được trồng nhiều ở vùng đất Tây Nam Bộ và vùng biển nước ta.
  • Phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường.
  • Cây mọc thẳng đứng và thường được trồng thành từng hàng trông như những người lính dũng cảm canh gác ngày đêm.
  • Có sức sống mãnh liệt, dẻo dai.

b. Miêu tả chi tiết

  • Nhìn từ xa, cây dừa có hình dáng giống cây cau và cây phi lao.
  • Thân dừa cao đến hơn chục mét, thuôn dài và thẳng đứng.
  • Thân cây được chia làm nhiều khoanh nhỏ, phủ lên chúng là lớp áo màu nâu sần sùi đan xen với màu bạc phếch của tháng năm.
  • Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.
  • Lá dừa mọc ra từ ngọn. Lá dừa không thon dài như hầu hết các loại lá khác mà mọc thành từng tàu to bản như tàu lá chuối.
  • Tàu dừa màu xanh, mọc san sát nhau và chĩa ra như chiếc ô khổng lồ. Gặp lúc gió thổi, tàu dừa vươn dài đung đưa vui vẻ hứng chút nắng chút gió của thiên nhiên.
  • Dừa ra quả quanh năm, quả không mọc riêng rẽ mà kết thành từng chùm.
  • Nhìn trái dừa mới thật thích mắt. Ngước mắt nhìn lên, nom chúng như bầy lợn con quây quần bên bầu vú mẹ. Mỗi quả dừa phải to bằng quả bóng, màu xanh nhẵn nhụi với lớp vỏ cứng bảo vệ phần cùi và nước dừa bên trong.
  • Dưới cái nắng chói chang, dừa vẫn tươi tốt. Dưới mảnh đất khô cằn sỏi đá, dừa vẫn kiên cường với sức sống mãnh liệt.

c. Công dụng của cây dừa

  • Dừa không chỉ là cây cho bóng mát mà còn mang đến nhiều lợi ích cho người dân.
  • Thân dừa có thể được đục đẽo để làm cầu, làm ván bắc ngang qua sông hay những con mương, con rạch nhỏ.
  • Lá dừa dùng để gói bánh, lợp nhà hay được phơi khô làm chất đốt trong gian bếp ở vùng quê.
  • Nước dừa ngọt lịm là thức uống giải khát rất được ưa chuộng.
  • Cùi dừa trắng tinh dùng để làm mứt vào ngày lễ tết hay để kho cùng với thịt cũng thật tuyệt vời.
  • Dầu dừa có công dụng làm mềm da, chống nứt nẻ, là phương thức làm đẹp hiệu quả đối với các bà, các mẹ.
  • Dừa còn được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như kẹo dừa, kem dừa, thạch dừa…

III/ Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về cây dừa.

Cây dừa là nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác nghệ thuật thơ, ca, nhạc, họa. Hình ảnh cây dừa là biểu tượng cho lời bài hát “ Dáng đứng Bến Tre”, là cảm hứng để Trần Đăng Khoa viết lên bài thơ “ Cây dừa”. Với vẻ đẹp và giá trị kinh tế cao, dừa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam.

Mabt79_wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *