Dàn ý Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích ” Trong lòng mẹ ” chi tiết cụ thể

Trong mỗi chúng ta có lẽ tình mẫu tử vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Sau đây là dàn ý phân tích tình mẫu tử thiêng liêng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” hay nhất để các bạn tham khảo

Các bài viết về chủ đề Trong lòng mẹ được quan tâm :

  • Dàn ý Phân tích đoạn trích ” Trong lòng mẹ ” – Nguyên Hồng
  • Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
  • Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
  • Bài viết số 6 lớp 9 đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
  • Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8
  • Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ, bày tỏ cảm xúc của em về những em bé có cùng cành ngộ

Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ gặp bài văn: “Phân tích tình mẫu tử qua đoạn trích “Trong lòng mẹ””. Khi làm bài văn này, các bạn nên giới thiệu khái quát về đoạn trích, phân tích tình cảm, suy nghĩ của cậu bé Hồng khi mẹ đi xa, và niềm vui vỡ òa của cậu bé khi được nằm trong vòng tay mẹ. Từ đó, các bạn nêu lên suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử thiêng liêng. Ngoài ra bạn có thể khẳng định lại giá trị của đoạn trích. Hi vọng với dàn ý dưới đây, các bạn sẽ viết được một bài văn hoàn chỉnh. Nhưng các bạn lưu ý chỉ nên tham khảo ý và diễn đạt lại theo lối hành văn của mình. Chúc các bạn thành công.

DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH TÌNH MẪU TỬ TRONG ĐOẠN TRÍCH “TRONG LÒNG MẸ”

A. Mở bài 

  • Khái quát về Nguyên Hồng và tác phẩm hồi kí ” Những ngày thơ ấu “. 
  • Nêu lên tình mẫu tử trong đoạn trích ” Trong lòng mẹ ” và suy nghĩ của bản thân. 

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng quý nhất. Và thật là đáng thương cho những người mẹ, người con vì cuộc sống mưu sinh mà phải rời xa vòng tay nhau. Để rồi khi gặp lại, niềm vui sướng như được vỡ òa. Tất cả những cảm xúc đó đã được nhà văn Nguyên Hồng làm nổi bật trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, từ đó ta thấu hiểu hơn tình cảm thiêng liêng, đáng kính này.

B. Thân bài

1, Khái quát

      Cậu bé Hồng sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Cha sớm tối sống với bàn đèn thuốc phiện , còn mẹ – một người phụ nữ với trái tim khao khát yêu thương, phải chôn vùi tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Rồi khi  mất, mẹ cậu vì cùng túng và chịu qúa nhiều lời cay nghiệt của họ hàng mà đã phải bỏ lại anh em cậu để đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống nương nhờ họ hàng bên nội, nhưng luôn phải nghe những lời dè bỉu, những thành kiến về mẹ mình. Người cô ruột vì ghét mẹ cậu mà luôn lấy cậu ra để dày vò cho hả giận. Một đứa trẻ mười tuổi phải sống bơ vơ một mình, không có lấy một vòng tay yêu thương quan tâm, một sự chở che mà một đứa trẻ đáng ra được nhận, đó thật sự là nỗi bất hạnh lớn nhất trong tuổi thơ của một đứa bé. Nhưng cậu vẫn kiên cường vượt qua tất cả, luôn yêu thương mẹ hết lòng. Tất cả là nhờ tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp giữa Hồng và mẹ mình, từ đó ta thấm thía hơn giá trị của tình mẹ con trong cuộc sống. 

2, Phân tích

  • Tình mẫu tử trước hết được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng khi mẹ đi xa 
  •     Khi nói chuyện với cô ruột, cậu lựa chọn cách im lặng để bảo vệ mẹ mình khỏi những lời nói cay nghiệt của bà cô. ( ” cúi đầu không đáp ” )
  •     Khi cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa với mẹ hay không , cậu đã nhận ra những ý nghĩ cay nghiệt trong lời nói của cô nên cậu đã nói dối rằng không muốn vào. Mặc dù sau câu nói ấy là cả một sự tủi cực , nhớ thương mẹ da diết khiến ” lòng tôi càng thắt lại , khóe mắt tôi đã cay cay “. 
  •      Đó còn là sự căm ghét của Hồng đối với những hủ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ cậu , khiến mẹ cậu phải rời bỏ hai anh em cậu để đi tha hương cầu thực. ( Hình ảnh ẩn dụ so sánh : ” Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh , đầu mẩu gỗ , tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”)
  • Tình mẫu tử còn được thể hiện thông qua tâm trạng của Hồng khi gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách
  •       Nỗi nhớ mẹ đã từng ngày từng giờ gặm nhấm tâm hồn nhỏ bé của Hồng. Để rồi khi qúa nhớ nhung , nó đã khiến cậu phát ra thành lời nói ” Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi !… “. Khi chỉ ” thoáng thấy một bóng người ” giống mẹ mình cậu cũng ” đuổi theo ” và gọi những tiếng tha thiết như sợ chậm một chút thôi là bóng hình ấy sẽ tan biến. Đó chẳng phải là nỗi nhớ mẹ da diết của cậu hay sao. 
  •       Rồi khi đã được mẹ kéo vào lòng , thì cậu òa khóc nức nở. Như đã tìm được cho mình một vòng tay ấm áp , an toàn , bao nỗi buồn tủi , đau đớn trong những ngày tháng qua đều trào ra theo dòng nước mắt. 
  •       Khi cậu chăm chú ngắm mẹ mình , thấy mẹ vẫn xinh đẹp như thủơ còn sung túc. Đó là những giây phút hạnh phúc thần tiên nhất , hiếm hoi nhất trong cuộc đời của Hồng. Hay vì hạnh phúc được gặp mẹ mà khiến cậu nhìn đâu cũng thấy đẹp đẽ. 
  • Đó còn là tình yêu con tha thiết của mẹ Hồng
  •      Dám đối mặt với bao thành kiến, ruồng rẫy của họ hàng để trở về trong ngày gĩô đầu của chồng mình để được gặp lại các con của mình. 
  •      Ôm con vào lòng và sụt sùi theo con. 
  • Suy nghĩ về tình mẫu tử
  •      Đó là tình cảm thiêng liêng cao đẹp, không gì có thể xâm phạm, vấy bẩn. Đó là tình cảm chân thành, mãnh liệt nhất, không gì hủy diệt được. 
  •      Tình mẫu tử càng mãnh liệt, sâu nặng hơn qua những thử thách của thời gian. 
  •      Chỉ có tình máu mủ ruột thịt mới giúp con người mạnh mẽ hơn, cũng khiến con người cảm thấy an toàn vad ấm áp hơn hết. 

3, Đánh giá

  •     Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. 
  •     Liên hệ tới các tác phẩm cùng nói về tình mẫu tử ” Con cò “, ” Tôi đi học ” …

C. Kết bài 

  •     Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử, hành động bản thân. 

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử thiêng liêng.

Tươi Hoàng – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *