Dàn ý nghị luận về câu nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” chi tiết đầy đủ

Trong chương trình ngữ văn 8 chúng ta được học thể loại văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý cũng như về hiện tượng xã hội. Hôm nay hãy cùng wikihoc chúng mình nghị luận về câu nói:” Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Trong xã hội hiện nay việc cái tài và cái đức nó càng trở nên quan trọng khi xã hội đã phát triển theo 1 xu hướng rất mới. Loài người đang đứng trước rất nhiều thách thức để tồn tại bềnh vững nhưng lại có 1 sự cạnh tranh không hề nhỏ không chỉ giữa người với người mà cả nước này với nước nọ. Khi một xã hội ngày càng chạy theo đồng tiền, chạy theo sự phát triển nhưng lại bỏ quên sự bền vững bỏ quên môi trường và các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản thì rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra dẫn tới việc diệt vong cả loài người.

Các bài viết liên quan tới chủ đề tài và đức đáng chú ý:

  • Nghị luận về câu nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó/ Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng” lớp 8
  • Soạn bài Chân Tay Tai Mắt Miệng lớp 6
  • Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng ngắn gọn lớp 6
  • Nghị luận “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Bác Hồ với mỗi con dân nước Việt là người cha kính yêu vô ngần. Người cha ấy đã coi đất nước là nhà, nhân dân là gia đình, nên rất gẫn gũi và quý mến mọi người. Mỗi lời Bác dạy là mỗi đạo lý sống, thanh niên các thế hệ đều ghi tạc vào lòng. Bác nhắc về ý chí kiên cường làm nên thành công, Bác nhắc về lối sống giản dị mà thanh cao. Để trở thành một công dân có đầy đủ phẩm chất, Bác còn dặn: ” Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác thấm thía ngàn lời, nhắc nhở nhân dân ta rèn luyện cả đức hạnh và tài năng. Để nghị luận về câu nói ta trước hết phải nắm được những yêu cầu cảu một bài văn nghị luận hoàn chỉnh như các luận điểm luận cứ và dẫn chứng. Để tăng sức thuyết phục, chúng ta còn cần kết hợp các thao tác nghị luận. Để viết một bài văn nghị luận đúng và hay cần hiểu rõ vấn nghị luận. Dưới đây là dàn ý chi tiết về câu nói trên của Bác. Chúc các bạn làm bài thành công và tiếp tục ủng hộ wikihoc chúng mình.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI:” CÓ TÀI MÀ KHÔNG CÓ ĐỨC LÀ NGƯỜI VÔ DỤNG. CÓ ĐỨC MÀ KHÔNG CÓ TÀI LÀM VIỆC GÌ CŨNG KHÓ”

I. Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu vẫn đề cần nghị luận
  • Trong mỗi người chúng ta luôn có mong muốn phát triển bản thân, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Nhưng quá trình ấy không bao giờ dễ dàng cho bất cứ ai. Làm thế nào để trành một công dân mẫu mức. Bác Hồ của chúng ta thì dạy rằng:” Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Đức là hành xử của con người với con người thể hiện sự lịch sự, tôn trọng lễ phép. Biểu hiện: trên kính dưới nhường, tốt bụng, thật thà, khiêm tốn dũng cảm… 
  • Tài là năng lực của con người về các hoạt động trong công việc và trong đời sống. Biểu hiện: năng lực học, trình độ ngoại ngữ tin học, năng khiếu về âm nhạc hội họa, sáng tạo ra các thiết bị…
  • Nội dung: Công nói bàn luận mối quan hệ giữa tài và đức.

2. Bàn luận

a. Khẳng định tính đúng đắn của  ý kiến.

b. Lý giải vế một: Có tài mà không có đức là người vô dụng.

  • Người có tài mà không có đức sẽ không được trọng dụng, yêu quý
  • Một bạn học sinh học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn bè tiến bộ là người ích kỉ. Một người có tài nhưng muôn nghĩ tro hãm hại người khác để lấy phần lợi về mình sẽ không được mọi người tin tưởng. Một người giàu có nhưng nghèo khó về tình người sẽ không được hạnh phúc, bị mọi người xa lánh. Một công dân có hiểu biết có tài năng thiên bẩm nhưng không góp phần làm đất nước giàu đẹp là một người thiếu trách nhiệm. Ích kỉ, không được tin tưởng, bị xa lánh, thiếu tinh thần trách nhiệm, vậy có tài cũng trở nên vô ích. Tài năng  không đi đôi với đạo đức thì cũng “cháy rụi” theo thời gian.
  • Người có tài không có đức ắt sẽ gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ bản thân mà còn đến cộng đồng
  • Những người con giỏi giang nhưng lại bội bạc với cha mẹ đã để lại trong lòng những nỗi đau, đó là sự suy đồi về mặt đạo đức, đáng tiếc ta lại không khó trong cuộc sống này. Người dân bao phen dạy sóng trước sự vô tâm của doanh nghiệp khi họ xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Nguồn nước bị  ô nhiễm sinh vật khó sống, những làng ung thư xuất hiện nhiều vô kể. Họ đang tự đầu độc con cháu họ, đất nước họ. Những cuộc chiến tranh của những vũ khí tối tân của những kẻ độc tài máu lạnh đã bao lần đưa trái đất đến bên bờ diệt chủng. 

b. Lý giải vế 2: Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó

  • Có đức mà không có tài con người gặp nhiều khó khăn trong giải quyết mọi viêc
  • Vẫn biết đạo đức là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất ” Tiên học lễ, hậu học văn”. Tuy nhiên nếu chỉ có đức không mọi thứ sẽ trở nên khó khăn
  • Một đứa con làm tròn chữ hiếu không thể chỉ có lễ phép với bố mẹ mà không biết làm việc mà ăn bám. Các nhà tuyển dụng không thể tuyển một nhân viên có đức hạnh nhưng tay chân không thạo việc, lúng túng, ngơ ngác. Bản chất của cuộc sống là lao động. 

c. Về cả hai vế

  • ” Có tài mà không có đức là người vô dụng” nhưng ” có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó”. Rõ ràng ở đây ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa tài và đức, nó không thể tách biệt. Để trở thành một không dân tốt không chỉ có đạo đức mà còn tài năng và ngược lại.

3. Mở rộng

  • Phê phán những người có tài mà không có đức, có đức mà không có tài. 

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề. Rút ra bài học

Thông qua câu nói ta thấy được mối quan hệ của đức và tài trong cuộc sống. Em nghĩ rằng mỗi người chúng ta nên rền luyện cả đức và tài để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội.

wikihoc.com-Kim Cương

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *