Dàn ý kể về một chuyện vui sinh hoạt chi tiết đầy đủ

Trong cuộc sống, con người ai cũng phải gắn với sinh hoạt tập thể. Và những lần sinh hoạt tập thể bao giờ cũng có chuyện vui xảy ra khi mà cuộc sống ngày càng mở và thường trong 1 nhóm tập thể sẽ có rất nhiều bạn hài hước vui vẻ và có thể làm trò vui với những kỷ niệm đầy ắp tiếng cười. Bạn có thích những chuyện vui đó không? Hãy cùng wikidoc tìm hiểu dạng đề kể về chuyện vui sinh hoạt nhé.

Các bài viết liên quan tới chủ đề Dàn ý kể về chuyện vui sinh hoạt đáng chú ý:

  • Dàn ý kể về một chuyện vui sinh hoạt lớp 7
  • Kể về một chuyện vui sinh hoạt lớp 7
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt(tiếp theo) lớp 10
  • Nghị luận về vấn đề rác thải ở địa phương em

Tuổi thơ con người gắn bó với bạn bè, lớn lên thì gắn bó với đồng nghiệp. Chỉ có thế thì ta mới hòa đồng vào được với với tập thể và không có cảm giác cô đơn lạc lõng. Những chuyện vui trong sinh hoạt tập thể là niềm vui giúp tăng gia vị cho cuộc đời. Chuyện vui sinh hoạt có thể là một buổi họp lớp, một chuyến dã ngoại, một lần về thăm thầy cô giáo cũ, một đêm trung thu ý nghĩa… Chương trình Ngữ Văn lớp 6 yêu cầu học sinh phải biết cách làm bài kể về một chuyện vui sinh hoạt. Với dạng đề này phương thức biểu đạt chính là tự sự, các bạn nên khéo kéo sử dụng những đoạn đối thoại hợp lý để câu chuyện thêm sinh động. Thêm vào đó, các bạn cũng cần tuân thủ quy tắc của một bài văn có sự kết hợp đầy đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài. Dưới đây là dàn ý hoàn chỉnh cho đề bài kể về một chuyện vui sinh hoạt để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công !

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN KỂ VỀ MỘT CHUYỆN VUI SINH HOẠT LỚP 6

I/ Mở bài

  •  Giới thiệu về chuyện vui sinh hoạt

Nhân dịp Tết thiếu nhi, khu phố có tổ chức cho bọn trẻ con chúng em buổi tối trung thu thật ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mỗi lần nghĩ lại buổi tối hôm đó, hình ảnh chiếc đèn lồng cùng lời hát : “ Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…” vẫn vang vọng trong tâm trí em.

II/ Thân bài

1. Miêu tả qua khung cảnh buổi tối đêm trung thu

  • Đó là đêm rằm, trăng vào lúc tròn nhất, to nhất, đẹp nhất. Bọn trẻ con chúng em chỉ tay lên trời thi nhau kiếm tìm chị hằng nga, chú cuội.
  • Các bác trong khu phố đã dựng rạp và trang trí cho chúng em một sân khấu thật hoành tráng để biểu diễn văn nghệ.
  • Phía dưới là chiếc bàn dài với đầy đủ những thức quà đặc trưng của tết trung thu.
  • Đó là hình chú cún xin xắn được tạo nên từ những tép bưởi. Hoa quả đủ loại đã được gọt sẵn và cắt thành miếng nhỏ. Bánh nướng, bánh dẻo- món khoái khẩu của bọn trẻ được bày biện ra những chiếc đĩa có hoa văn độc đáo.

2. Hoạt động của con người

  • Vì là tết thiếu nhi nên bọn em thích thú lắm.
  • Trên tay đứa nào cũng cầm một chiếc đèn lồng. Đứa thì thích cái đèn ông sao năm cánh truyền thống, đứa thì đung đưa cái đèn lồng hình con cá chép sáng trưng. Đèn lồng hình búp bê, siêu nhân cũng rực rỡ trong đêm tối.
  • Chúng em nô đùa, nắm tay nhau thành vòng tròn, vừa chạy quanh vừa hát vang bài: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu…”. Tiếng nói cười rộn rã vang vọng khắp nơi.
  • Đang chơi vui vẻ thì bọn trẻ bỗng reo lên sung sướng. Thì ra đoàn múa lân do khu phố thuê đã đến.
  • Hai con kì lân đỏ và vàng vờn nhau uốn lượn uyển chuyển khéo léo một cách nghệ thuật. Bên cạnh những chú lân là hai ông địa vừa đi vừa quạt trông đến là hài. Truyền thuyết kể vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú rất hung dữ, chuyên ăn thịt người và năm nào cũng xuất hiện phá phách vào mỗi dịp tết Trung Thu. Ông Địa lấy cỏ linh chi cho nó ăn và thu phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành không còn quậy phá dân lành và chỉ biết ăn thực vật.
  • Tiết mục múa lân khiến ai cũng thích thú, tiếng hò reo của mọi người còn vang vọng mãi tới đi đoàn múa lân đi khuất.
  • Tiếp đến là phần hấp dẫn nhất, phần biểu diễn văn nghệ của bọn em. Tí sún mới năm tuổi giơ tay xung phong: “ Em hát trước, các anh các chị cho em hát trước”. Nó hát với chất giọng ngọng líu ngọng lô nghe đến là buồn cười.
  • Sau đó là phần tấu hài của cặp anh em sinh đôi Tít và Mít. Một đứa đóng vai chú cuội, một đứa vào vai hằng nga khiến cho mọi người có những tràng cười nắc nẻ.
  • Rồi đến Bông “điệu” thử tài với điệu múa Ấn Độ đặc sắc kết thúc đêm trung thu trong sự nuối tiếc của tất cả mọi người.

III/ Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về đêm trung thu

Đêm trung thu đầy ý nghĩa đã giúp bọn trẻ chúng em có cơ hội được quây quần bên nhau để vui vẻ nô đùa và được sống trong khoẳng khắc tuổi thơ đẹp đẽ. Em mong đến trung thu năm sau để chúng em có thể vui đùa như thế này nữa.

Mabt79_ wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *