Dàn ý giải thích câu tục ngữ nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền lớp 7 chi tiết đầy đủ

Kiến thức ở xung quanh chúng ta không chỉ có trong sách vở, trong những bài giảng nơi trường lớp mà ngay cả rong cuộc sống hằng ngày. Cha ông ta khi xưa đã đúc kết bao kinh nghiệm sống quý báu, gửi gắm đến con cháu đời sau qua những câu tục ngữ, thành ngữ giản dị, quen thuộc. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”. Câu tục ngữ này là lời khuyên vô cùng hữu ích nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của nó. Hãy cùng Wikihoc.com lập dàn ý cho đề bài giải thích ý nghĩa câu tục ngữ này nhé.

Các bài viết về chủ đề nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền được quan tâm :

  • Giải thích câu tục ngữ nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền lớp 7

Người ta nói rằng, thành ngữ, tục ngữ chính là “túi khôn” của con người. Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của người Việt nam ta chính là nơi lưu giữ những lời khuyên, lời dạy mà cha ông ta đi trước đã dày công đúc kết. Người Việt Nam xưa đa phần là những người nông dân cần cù chịu khó, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vậy nên những câu tục ngữ, thành ngữ không chỉ dạy chúng ta những đức tính, những phẩm chất để làm một người tốt mà còn cung cấp cho ta một phông kiến thức gắn với ngành nông nghiệp truyền thống của quê hương Việt Nam. Trong cả một “thư viện” thành ngữ, tục ngữ đồ sộ mà chúng ta được thừa huwongr ngày hôm nay, có một câu nói rất đỗi quen thuộc với người nông dân “nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”. Trong chương trình lớp 7, các em sẽ bắt gặp đề bài giải thích câu tục ngữ này, và các em có thể sẽ gặp khó khăn bởi vì tục ngữ thường ngắn gọn và câu nói này sử dụng yếu tố Hán Việt nên có thể sẽ gây khó hiểu cho người đọc, người nghe. Vì vậy khi làm bài chúng ta hãy bắt đầu từ việc giải thích ý nghĩa của từng từ một. Sau đó hãy tìm những luận điểm, lí lẽ để giải thích cơ sở và tính đúng đắn của câu nói các em nhé. Để các em có một hình dung cụ thể hơn, Wikihoc.com sẽ cung cấp cho các em một dàn ý chi tiết và đầy đủ cho đề văn này, hi vọng có thể hỗ trợ các em trong quá trình học tập. Chúc các em thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN BÀI VĂN GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ “NHẤT CANH TRÌ, NHỊ CANH VIÊN, TAM CANH ĐIỀN” LỚP 7

I.Mở bài:

  • Giới thiệu câu tục ngữ:

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ mà cha ông ta đã để lại, chúng ta học được biết bao nhiêu bài học quý báu. Chúng ta không chỉ tích lũy được những bài học về đạo đức, về phẩm chất mà còn biết thêm được rất nhiều kinh nghiệm lao động của con người Việt Nam ta khi xưa. Trong đó, câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” đã mang đến một lời khuyên thú vị và bổ ích vô cùng

II.Thân bài:

1.Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (trả lời câu hỏi là gì?)

a. Giải thích ý nghĩa của từng từ:

  • Nhất có nghĩa là thứ nhất, đầu tiên
  • Nhị có nghĩa là thứ hai
  • Tam nghĩa là thứ ba
  • Canh là làm, chỉ việc thực hiện một công viêc, một nghề nghiệp nào đó
  • Trì là ao
  • Viên là vườn
  • Điền là ruộng

b. Giải thích ý nghĩa của cả câu tục ngữ :

  • Cả câu tục ngữ có ý nghĩa : Thứ nhất là làm ao, thứ hai là làm vườn, thứ ba là làm ruộng
  • Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp sao cho đúng để đạt được kết quả cao, đầu tiên là làm ao nuôi cá, tôm, thứ hai là làm vườn rồi sau đó mới là làm lúa, làm ruộng.

2. Giải thích cơ sở của câu tục ngữ (trả lời câu hỏi tại sao ?) :

  • Làm ao là công việc đem lại lợi ích và hiệu quả cao nhất bởi vì những sản phẩm của công việc làm ao chính là cá, tôm, là những loại thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại lợi ích kinh tế cao hơn, bởi thủy sản thường có giá cao hơn hoa quả và lúa gạo
  • Làm ao không tốn diện tích rộng như làm ruộng, làm lúa và không tốn nhiều kinh phí để mua giống, mua phân bón như làm vườn
  • Thức ăn của cá, tôm chủ yếu là những loại rong, rêu có sẵn ở dưới ao vậy nên người làm ao nuôi cá không phải tốn quá nhiều kinh phí để mua thức ăn nuôi
  • Hạn chế lớn nhất của làm vườn và làm ruộng là tính thời vụ, mùa màng. Để có sản phẩm phải đợi qua một thời gian khá lâu và quanh năm không phải lúc nào cũng có thể canh tác bởi vì cây ăn quả, hoa và lúa trồng theo mùa vụ, có những loại cây chỉ có một vụ trong năm
  • Còn việc làm vườn có ý nghĩa quan trọng thứ hai bởi hoa quả cũng là một sản phẩm có giá thành cao hơn là lúa gạo
  • Người trồng lúa, làm ruộng cần rất nhiều yếu tố thì mới có thể có một mùa màng bội thu như : phải có giống lúa tốt, đất và phân bón tốt, đặc biệt là thời tiết phải thuận lợi
  • Khó khăn lớn nhất mà người làm ruộng luôn e sợ đó chính là thời tiết, trồng lúa phải “trông trời, trông đất, trông mây”, có những mùa vụ gặp phải thiên tai khiến cho thiệt hại nặng nề, có những vùng đất khô cằn sỏi đá, đất chua bạc màu, hạn hán thậm chí kéo dài cả năm hoặc mưa bão triền miên làm mất mùa, đói kém
  • Chưa kể đến, khi kĩ thuật nông nghiệp còn thấp, chưa có những thiết bị kĩ thuật hiện đại thì mọi công việc đều phụ thuộc vào chính đôi tay của người nông dân, làm ruộng vất vả, cần nhiều công sức hơn làm ao nuôi cá và làm vườn. Không những thế, họ còn phải nuôi trâu để cày ruộng nên kinh phí và công sức bỏ ra không hề nhỏ

III.Kết bài :

  • Khẳng định lại câu tục ngữ

Câu tục ngữ “nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” chính là lời khuyên mà ông cha ta đã đúc kết về thứ tự tầm quan trọng của mỗi ngành nghề Dựa vào các yêu ố về giá trị kinh tế, kinh phí, điều kiện yêu cầu,.. cha ông ta đã đúc rút ra kinh nghiệm hữu ích về giá trị, tầm quan trọng của mỗi ngành nghề. Đây là bài học quý giá không phải chỉ ngày xưa mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua đây, ta cũng thấy được phẩm chất của con người Việt Nam : cần cù, chịu khó và vô cùng cẩn trọng, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống.

Hằng Lê – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *