Dàn ý chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có chi tiết đầy đủ

Văn học là nhân học. Hôm nay wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý chi tiết đề bài :” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” lớp 7

Các bài viết về chủ đề văn chương được quan tâm :

  • Chứng minh rằng: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” lớp 7
  • Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7
  • Soạn bài Ý nghĩa văn chương ngắn gọn lớp 7

Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo, khơi gợi trong lòng chúng ta những cảm xúc, cảm giác tốt đẹp đã đang và sẽ xảy trong trái tim mỗi người. Đó chính sự bồi đắp những tình cảm sẵn có – tình yêu quê hương đất nước mảnh đất thân thương của mỗi người, tình yêu gia đình, những người luôn yêu thương và gắn bó, đồng hành với ta…Đó cũng khi văn chương gây nên cho ta những tình cảm chưa có trong ta. Cho ta biết đối xử với mọi người bằng tấm lòng lương thiện, chân thành, biết thương cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống…. Văn chương tác động vào nhận thức và giáo dục con người hướng đến những điều chân- thiện – mĩ. Vì thế sau đây wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý đề bài : ” Chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ” lớp 7. Khi chứng minh các bạn chú ý xây dựng những luận điểm rõ ràng, kết hợp giữa dẫn chứng và lí lẽ để bài viết thêm thuyết phục. Chúc các bạn làm bài thành công!

DÀN Ý HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ĐỀ BÀI ” CHỨNG MINH RẰNG VĂN CHƯƠNG GÂY CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA KHÔNG CÓ ” LỚP 7.

I.Mở bài :

  • Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc  ta không có. Chính vì thế nhận định :” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ” hoàn toàn thuyết phục.

II. Thân bài :

a. Giải thích:

  • Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ” là hoàn toàn đúng đắn.

b.Chứng minh :

  • Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay.
  • Tác phẩm” Cuộc chia tay của những con búp bê “của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.
  • Khi đọc ” Cổng trường mở ra ” ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.
  • Trong ” Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh.
  • Tác phẩm ” Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây.
  • Bài thơ ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn ” giữ vững tấm lòng son”. Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
  • Đọc bài thơ ” Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc
  • ” Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
  •   Thương nhà mỏi miệng cái gia gia “.
  • Đọc tác phẩm ” Thuốc ” của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy giờ.

c. Đánh giá :

  • Ý kiến ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người.
  • Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.

III.Kết bài :

  • Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh

Nhận định :” Văn chương gây cho ta những tình cảm không có ” là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

TTT_ wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *