Dàn ý cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính lớp 7 chi tiết đầy đủ

Trong chương trình lớp 7 ta được học rất nhiều tác phẩm văn học viết về người phụ nữ. Trong đó nhân vật Thị Kính trong tác phẩm ” Quan âm Thị Kính” là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến với nhiều bất công, ngang trái. Hôm nay hãy cùng wikihoc cảm nhận về nhân vật Thị Kính qua hồi ” Nỗi oan hại chồng” nhé.

Các bài viết về chủ đề cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính được quan tâm :

  • Cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính lớp 7

Người phụ nữ là một đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Đặc biệt trong xã hội xưa với những bất công ngang trái thì những tiếng lòng đầy uẩn khúc được cất lên thao thiết hơn cả. Ta bắt gặp những câu hát than thân đầy bẽ bàng của số phận con sâu cái kiến, bị vùi dập, chà đạp. Họ cũng được đồng cảm thấu hiểu những nỗi niềm. Nàng Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong tác phẩm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm. Và tác phẩm” Quan âm Thị Kính” với nhân vật Thị Kính đã trở thành nhân vật tiêu biểu  góp phần phản ánh bức tranh số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong chương trình lớp 7 chúng ta được học đoạn trích ” Nỗi oan hại chồng” cho thấy phần nào số phận và sự bế tắc không lối thoát của người phụ nữ nói riêng và những số phận thấp cổ bé họng nói chung. Dưới đây là dàn ý chi tiết cảm nhận về nhân vật Thị Kính. Chúc các bạn làm bài thành công và tiếp tục ủng hộ wikihoc chúng mình.

DÀN Ý CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT THỊ KÍNH

I Mở bài

Trong các tác phẩm mà em đã học, em thích nhất là tác phẩm ” Quan âm Thi Kính” đặc biệt là đoạn trích ” Nỗi oan hại chồng”. Đoạn trích xoay quanh nhân vật Thị Kính và những bi kịch nàng phải trải qua. Nhân vật Thị Kính đã cho ta những hình dung về cuộc đời bất hành của những phận” Con sâu cái kiến” đồng thời là tiếng nói lên tiếng phê phán xã hội cũ.

II Thân bài

1. Tóm tắt đoạn trích ” Nỗi oan hại chồng”

  • Đoạn trích nằm ở hồi một của tác phẩm ” Quan âm Thị Kính”
  • Thị Kính sinh ra trong một gia đình nghèo được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ, chàng thư sinh mà gia đình khá giả. Một lần khi Thiện Sĩ đang ngủ, thấy trên cằm có cái râu mọc ngược, sẵn con dao nhíp, nàng định tỉa sợi râu cho chồng. Sự việc này khiến Thiện Sĩ hiều nhầm Thị Kính định giết mình, dẫn tới bi kịch ” Nỗi oan hại chồng”.
2. Cảm nhận về nhân vật Thị Kính
a. Những đặc điểm nổi bật của nhân vật Thị Kính
  • Người con gái xuất thân nghèo khó
  • Người con gái đoan trang,nhân hậu, hiền lành và rất mực thương yêu quan tâm chồng.
  • Tuy nhiên nàng bị vu oan và không thể giải oan; bị bỏ rơi và thờ ơ, chịu đựng những oan ức sự bê tắc.
b. Khi bị đối xử tàn nhẫn và bị Sùng bà trả lại cho Mãn Ông
  • Thị Kính bị tội tày đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội phê phán
  • Nàng bị đối xử một cách tùy tiện, tệ bạc
  • Trong đoạn trích sáu lần Thị Kính van xin, bốn lần khóc van lây Sùng bà ” Oan cho con lắm mẹ ơi”, “Mẹ xét tình con, oan cho con lắm mẹ ơi”… Nhưng đáp lại là sự phũ phàng, nàng càng khóc thì mụ càng mắng chửi thậm thệ hơn. Đó chính là một số phận đầy bất hạnh
  • Sùng bà nhất định đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ, đó là sự tủi nhục vô cùng của Thị Kính, của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Nỗi oan của Thị Kính được Mãn Ông hiểu và cảm thông, nhưng biết làm thế nào đây khi con mắt của người đời vẫn không ngừng chỉ trích. Mãng Ông cũng chỉ còn biết than: ” Con ơi/ Dù oan con nhẫn chẳng oan/ xa xôi cha biết nỗi con thế nào?”

c. Cách giải quyết bi kịch.

  • Nàng cầu mong” Nhật nguyệt rang soi” cho nỗi oan, xin lậy cha lậy mẹ và ” Quyết tâm trá hình nam tử đi tu hành”
  • Cách cư xử cảu Thị Kính cho thấy sự đau khổ và bế tắc tột cùng
  • Sự bế tắc ấy không phải của riêng Thị Kính mà là của một lớp người, một giai cấp trong xã hội. Tiếng nói của họ là sự phê phán mạnh mẽ xã hội thối nát, đồng thời thể hiện những ước mơ cuộc sống tốt đẹp hơn, như là sự nương nhờ cửa Phật.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Qua nhân vật ta thấy được số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ với nhiều những bất công ngang trái. Qua đó ta còn thấy giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm, một tiếng nói phê phán và một tiếng lòng thương cảm cho những số phận bất hạnh.

Kim Cương-wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *