Dàn ý Cảm nhận bài thơ Ngắm trăng – Nguyễn Duy chi tiết đầy đủ

Chất thép và chất tình, chiến sĩ và thi sĩ, … là những vẻ đẹp được kết tinh trong các bài thơ của Bác. sau đây là dàn ý cảm nhận bài thơ Ngắm trăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lớp 8 đầy đủ chi tiết các bạn có thể tham khảo.

Các bài viết về chủ đề Ngắm trăng được quan tâm :

  • Cảm nhận bài thơ “Ngắm trăng” lớp 8
  • Soạn bài Ngắm trăng lớp 8

“Ngắm trăng” là bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên của Bác. Đó là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bình dị, hàm súc. Chỉ vỏn vẹn bốn câu với 28 chữ nhưng đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan chả Bác trong hoàn cảnh tù đầy. Bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại. Từ đề tài đến thi liệu Bác đều sử dụng giống trong thơ ca truyền thống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… Tuy nhiên trong bài thơ vẫn thấy một sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh. Vì vậy có ý kiến cho rằng “Bài thơ là tình yêu thiên nhiên đến say mê của tâm hồn nghệ sĩ, đồng thời toát lên phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh tù ngục tối tăm.” Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài cảm nhận bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ chí Minh). Ở đề bài này, trước hết các bạn cần đảm bảo đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bên cạnh đó, ở phần thân bài mình cảm nhận theo bố cục của bài thơ gồm hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối. Sau đây là một dàn ý cũng là cảm nhận của riêng mình mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ “NGẮM TRĂNG” LỚP 8

1. Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu bài thơ.

Tập thơ “Nhật kí trong tù” được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, khi bác bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và bị giải tới giải lui 30 nhà giam trong 13 huyện của tỉnh. Trong đó, bài thơ “Ngắm trăng” tiêu biểu cho tình yêu thiên nhiên và toát lên tinh thần ung dung của Bác trong hoàn cảnh tù đầy.

2. Thân bài

a) Hai câu đầu

  • Câu thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa. Câu thơ không có hàm ý phàn nàn về sự thiếu thốn trong tù đầy bởi chẳng có nhà tù nào lại nhân đạo đến mức đem rượu và hoa đến cho người tù thưởng thức và ngắm trăng. Bác nói đến rượu và hoa ở đây như một nhu cầu của thi nhân. Các thi nhân xưa thường uống rượu trước hoa mà thưởng trăng trong lúc tâm hồn thư thái như Nguyễn Trãi viết:

“Đêm thu hớp nguyệt nghiêng chén”

còn Bác lại ngắm trăng trong tù, không có rượu và hoa nên câu thơ có ý nuối tiếc, vì không có rượu và hoa để cuộc thưởng trăng được mười phần viên mãn. Nhắc đến rượu và hoa trong hoàn cảnh tù đầy còn cho thấy cái tự do nội tại, sự thư thái và ung dung của Bác.

  • Câu hai là sự bối rối, xốn xang của Bác trước đêm trăng đẹp:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”

Mặc dù không có rượu và hoa để thưởng trăng nhưng Người vẫn không thể cầm lòng trước cảnh đẹp đêm trăng và cảm hứng thi sĩ vẫn bốc cao, vẫn khao khát được thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng.

b) Hai câu sau

Người đã thả hồn ra ngoài song sắt của nhà tù để tự do chiêm ngưỡng vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời. Giữa người và trăng có cái song sắt nhà tù vậy mà Người vẫn giao hòa với vầng trăng. Đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần hết sức ngoạn mục của Bác.

  • Còn vầng trăng cũng như vượt qua song sắt của nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. Hai câu thơ tạo thành những cặp đối rất chỉnh trong từng câu và giữa hai câu: “nhân- nguyệt, minh nguyệt- thi gia” làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa vầng trăng như có gương mặt, ánh mắt, tâm hồn cùng phép đối đã cho thấy với Bác Hồ, trăng hết sức gắn bó thân thiết và trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
  • Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do lãng mạn. Ở giữa hai đối cực đó là song sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc thưởng trăng này, song sắt của nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa. Đọc hai câu thơ, ta cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, ghẻ lở, muỗi rệp…, bất chấp cái song sắt thô bạo của nhà tù để tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri kỉ.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ

Bài thơ “Ngắm trăng” vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên sâu sắc, mạnh mẽ – môth biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ của Bác, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Vì vậy, có thể nói đằng sau những câu thơ là một tinh thần thép vượt lên trên tất cả.

Vân- Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *