Dàn ý bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương chi tiết đầy đủ

Ầu ơ lời ru của mẹ, thoang thoảng câu hò bên sông, đôi ba câu đối đình làng…thế thôi cũng đủ làm con người ta trót nhớ nhung, trót yêu thương lắm rồi. Đối với nhiều người, văn học đẹp đẽ nhất là khi nó đem đến cho người đọc chút tình thương mến thương với cuộc đời bình dị, chút hạnh phúc dịu dàng khi nghĩ về cuộc sống của mình. Văn học và tình thương luôn gắn kết chặt chẽ với nhau để làm đẹp hồn người, làm đẹp cuộc đời. Sau đây là dàn ý bài viết số 7 lớp 8 đề 2 bàn về văn học và tình thương mà Wikihoc muốn chia sẻ với các bạn. Mong các bạn luôn đồng hành và ủng hộ chúng mình nhé!

Các bài viết liên quan tới chủ đề bài viết số 7 lớp 8: văn học và tình thương đáng chú ý:

  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương lớp 8
  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội
  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
  • Dàn ý bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ là tương lai đất nước

Bạn định nghĩa thế nào về “Văn học”, về “Tình thương”? Mới nghe qua thì ta thấy đó là một câu hỏi thật dễ để trả lời. Nhưng không, đôi khi thân thuộc, gần gũi quá rồi lại khiến bạn thấy khó khăn khi định nghĩa về nó đấy! “Văn học” và “Tình thương”, đó là hai cụm từ ai trong chúng ta cũng đã bắt gặp rất nhiều lần trong cuộc sống, mỗi người lại có những đáng giá, quan điểm riêng về nó, còn khi đặt chúng cạnh nhau thì hầu hết chúng ta đều công nhận một điều rằng chúng có một mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, gặp nhau để tô đắp cho đời sống tinh thần con người, khiến con người giác ngộ, thức tỉnh, biết buồn và vui, biết đớn đau và hạnh phúc, biết sẻ chia và cảm thông… Nhờ văn học và tình thương, con người từng ngày hoàn thiện mình hơn, nhận thức xã hội từng ngày được cải thiện. Đương nhiên không phải trong văn học người ta chỉ nói đến tình thương và tình thương lúc nào cũng góp phần cấu thành nên tác phẩm văn học, một cách rất hài hòa và tự nhiên, chúng được cái tài, cái tinh tế của người nghệ sĩ kết hợp với nhau đầy khéo léo, khiến người đọc phải trăn trở, nghĩ suy. Dưới đây là dàn ý chi tiết đầy đủ bài viết số 7 lớp 8 đề 2 bàn về văn học và tình thương mà các bạn có thể tham khảo. Với đề bài này, các bạn nên tập trung nêu ra biểu hiện về mối quan hệ giữa văn học và tình thương, mỗi ý nên có dẫn chứng phù hợp, sinh động. Tiếp đó, bạn nên lí giải nguyên nhân vì sao lại có mối quan hệ chặt chẽ đó và bày tỏ quan điểm cá nhân. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 8 ĐỀ 2: VĂN HỌC VÀ TÌNH THƯƠNG

I. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về vấn đề:

Maksim Gorki, một nhà văn nổi tiếng người Nga khi bàn về văn học từng chia sẻ rằng: “Văn học là nhân học”. Học văn hay làm văn, cốt cũng là để con người ta nhận thức đúng đắn hơn về con người và về cuộc đời. Tình thương không phải một điều gì quá xa lạ,nó luôn song hành cùng văn chương, được con người ta khám phá, chiêm nghiệm qua từng lời văn, câu chữ.

II. Thân bài:

  • Văn học là nghệ thuật, một phần nghệ thuật có vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người, là phương tiện giúp con người bày tỏ cảm xúc, gửi gắm thông điệp…
  • Mỗi một tác phẩm văn học đến với bạn đọc đều mang những nội dung ấn tượng mà sâu xa như phản ánh đời sống xã hội, phác họa bức tranh đời sống tinh thần, tình cảm của con người…
  • Đó có thể là tình cảm gia đình gần gũi, thân thương gửi gắm trong những câu ca dao giàu vần điệu. Đó có thể là tình anh em sâu nặng, tình bạn bè, tình cô trò ấm áp trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”…
  • Từ việc ngợi ca, nâng niu những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ, văn học bồi đắp cho con người tình thương người, niềm tin vào lẽ phải, niềm căm phẫn, lên án những cái xấu, cái ác…
  • Ta có thể thấy những tác phẩm văn học đã trở thành phương tiện bồi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người kết nối và biết lan tỏa tình thương.
  • Còn xét về phần mình, tình thương lâu nay được coi như một trong những thành tố, nguồn gốc của văn học. Bà Huyện Thanh Quan hẳn phải mang một tấm lòng đầy ưu tư, đa cảm trước tình người, tình đời thì mới có thể chắp bút viết nên những câu thơ trang nhã, đậm sâu vô cùng:

“…Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia…”

  • Tình thương là cội nguồn của mọi cảm xúc vì nó luôn xuất phát từ những tình cảm chân thành và có lẽ cũng là điểm đến cuối cùng mà con người muốn chinh phục. Như một lẽ tất yếu, văn học là tấm gương phản hình đời sống thì phải khơi gợi sâu xa nhất đời sống tâm hồn con người, là tình thương.
  • Thông qua ngôn từ chau chuốt, hình ảnh sống động…văn học gửi gắm thông điệp về tình thương, ấy mới là văn học chân chính, có sức sống lâu bền với dòng chảy thời đại và giữ được vị trí trong lòng người đọc.
  •  Một cách chân thành và giản dị, “Quê hương” của Tế Hanh toát lên một nỗi nhớ quê da diết, tình yêu quê hương thấm đượm chảy tràn. Có gì đâu chỉ một làng chài ven biển như mọi ngôi làng khác, chỉ là những hoạt động lao động rất đỗi bình thường, chỉ là hình ảnh những người dân chài lưới chất phát, khỏe khoắn…, nhưng tình yêu, nỗi nhớ quê hương lại là chất xúc tác khiến bài thơ của ông thêm gần gũi, giàu cảm xúc hơn.
  • Từ những trang giấy thơm mùi mực, văn học đến với hiện thực đời sống, với sức vang dội riêng của tâm hồn, bằng những tiếng nói riêng của tình cảm, cảm xúc.
  • Từ tình thương đời đến tình thương người, đó là một hành trình tất yếu tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của văn học.
  • Văn học chuyển tải tình thương và văn học cũng là tình thương. Tình thương trong văn học là tấm lòng của nhà văn đối với nhân vật của mình, kiểu như “Nguyễn Du viết Kiều như có máu giỏ trên đầu ngọn bút” vậy!

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề và nếu nhận xét chung của bản thân:

“Trái tim yêu thương là điểm bắt đầu của mọi tri thức”, ta đâu thể phủ nhận rằng chính tình yêu thương là nơi khởi nguồn của tri thức, nơi chắp cánh hồn thơ, cảm hứng cho những người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật. Văn chương và tình thương, chúng đã, đang và sẽ luôn song hành cùng nhau, gắn kết với nhau để cùng nhau tô đắp cho đời sống tinh thần của con người chúng ta.

Nem – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *