Dàn ý Bài viết số 6 lớp 7 đề 4: Giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống chi tiết đầy đủ

Mẹ Teresa từng nói: “ Lời tử tế ngắn gọn dễ nói nhưng âm vang của nó thực sự vô tận”. Quả thực là như vậy, mỗi chúng ta, ai cũng phải công nhận một điều rằng “cái lưỡi không có xương nhưng nó đủ cứng để phá vỡ một trái tim”. Rõ ràng, lời nói tuy vô hình nhưng nó có ý nghĩa to lớn, đem đến những tác động hữu hình ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Sau đây là dàn ý bàn về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống chúng mình muốn chia sẻ. Mong các bạn luôn đồng hành và ủng hộ Wikihoc chúng mình nhé!

Các bài viết về chủ đề bài viết số 6 lớp 7 được quan tâm :

  • Dàn ý Bài viết số 6 lớp 7 đề 5: Giải thích “học, học nữa, học mãi”
  • Dàn ý Bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Giải thích nhiễu điều phủ lấy giá gương
  • BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 7 ĐỀ 5: Giải thích “Học học nữa học mãi”
  • Bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng

Lời nói – đó là một trong những thước đo về sự chân thành, tinh tế, khéo léo ở mỗi con người. Nhận xét về giá trị của lời nói, mỗi người có một quan điểm. Có người cho rằng: “Lời nói là tấm gương phản chiếu tâm hồn”. Có người lại bày tỏ: “ Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột/ Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời/ Một lời đúng lúc có thể xua đi căng thẳng/ Nhưng một lời yêu thương có thể chữa lành và chúc phúc”… Ta không thể phủ nhận quan điểm của bất cứ ai bởi ai cũng đúng, cũng có lí lẽ riêng, mỗi quan điểm đã cùng nhau đóng góp để cho con người thấy được giá trị, ý nghĩa to lớn của lời nói trong cuộc sống. Dưới đây là dàn ý chi tiết đầy đủ bàn về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống mà các bạn có thể tham khảo. Khi gặp đề bài này, trước hết các bạn nên giải thích ngắn gọn thế nào là lời nói. Sau đó, các bạn nên đưa ra những lí lẽ thuyết phục kết hợp dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu để bài văn thêm ấn tượng hơn. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 7 ĐỀ 4: GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA LỜI NÓI TRONG CUỘC SỐNG

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về lời nói trong cuộc sống:

Trong cuộc sống, lời nói không phải một cái gì hữu hình có thể nhìn thấy, đong đếm được nhưng nó lại phần nào thể hiện tính cách, sự khéo léo, tinh tế của người nói. Có những lời nói làm tổn thương người khác, nhưng cũng có những lời nói như viên thuốc xoa dịu nỗi đau trong lòng người. Mỗi chúng ta, ai cũng cần hiểu được giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống để gieo nụ cười, gửi yêu thương tới những người xung quanh.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

Lời nói là gì?

  • Lời nói là một sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói hoàn chỉnh tạo thành những câu nói có ý nghĩa nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó.
  • Trong mỗi lời nói không chỉ đơn thuần chứa đựng ý nghĩa người nói muốn truyền tải mà nó còn thể hiện cảm xúc, thái độ giao tiếp hay nhưng ẩn ý.

b. Giá trị, ý nghĩa:

  • Lời nói là một phương tiện giao tiếp hữu hiệu của con người, giúp biểu lộ tâm tư, tình cảm và mục đích mà người nói muốn truyền đạt. Nếu không có lời nói, quá trình giao tiếp, liên lạc giữa người với người sẽ trở nên bất tiện, chậm chạp hơn. Nếu thế thì xã hội ta sống sẽ không thể nào vận động, phát triển nhanh được.
  • Lời nói có sức mạnh giúp gắn kết con người lại với nhau. Dân gian ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” quả là luôn đúng. Thật vậy, những lời nói tốt đẹp, chân thành, khéo léo giống như sợi chỉ đỏ vô hình gắn kết con người, giúp con người thấu cảm, sẻ chia với nhau từ đó hiểu người khác hơn và người khác cũng hiểu bản thân mình hơn.
  • Những lời nói “đẹp” có giá trị như thứ thuốc diệu kì chữa lành vết thương. Có thể một ai đó nhờ lời động viên của bạn mà vực dậy sau thất bại, nỗ lực để thành công. Biết đâu sẽ có lúc nhờ lời góp ý của ai đó mà bạn hòa giải được với người thân sau nhiều ngày giận hờn mệt mỏi…
  • Lời nói giúp con người nhận ra điểm thiếu sót của bản thân để dần hoàn thiện mình. Những lời góp ý, những lời chê trách thẳng thắn tuy khiến bản thân mỗi người không ít lần thấy chạnh lòng nhưng nhờ nó mà ta biết nhìn lại mình, tìm ra sai sót để mà sửa đổi.
  • Con người cốt là nên chân thành với nhau, tuy vậy, trong một vài trường hợp, những lời nói dối lại là cần thiết. Dẫu biết rằng nói dối là đi ngược lại chuẩn mực đạo đức của con người nhưng đôi khi nói dối là một sự tinh tế.

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nhận chung của bản thân:

Lời nói của mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Đôi khi đó là sức mạnh làm hồi sinh người khác nhưng cũng có thể là con dao vô hình cứa vào trái tim người khác, làm họ tổn thương, đau đớn. Vì cuộc đời con người là hữu hạn, mỗi chúng ta nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Nem – Wikihoc.com

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *