Dàn ý Bài viết số 6 đề 5 lớp 7: Giải thích “học, học nữa, học mãi” chi tiết đầy đủ

“Muốn cuộc sống là một câu chuyện, chính bạn phải tạo ra tình tiết”, để cho những tình tiết ấy thú vị, bạn phải biết học hỏi, rèn luyện bản thân không ngừng. Vì kiến thức là vô tận, bạn không chỉ học trong sách giáo khoa để làm đầy đủ các bài tập trong sách và tham khảo thêm các loại sách khác bạn còn phải học ở ngoài đời thực học rất nhiều kiến thức khác nhau để làm hành trang sau này bước vào đời và phát triển trường thành có 1 công việc tốt và thành công. Sau đây là dàn ý bài viết số 6 đề 5 lớp 7: Giải thích học, học nữa, học mãi mà chúng mình muốn chia sẻ với các bạn. Mong các bạn luôn đồng hành và ủng hộ Wikihoc chúng mình nhé!

Các bài viết liên quan tới chủ đề học, học nữa, học mãi đáng chú ý:

  • BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 7 ĐỀ 5: Giải thích “Học học nữa học mãi”
  • Bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng
  • Dàn ý Bài viết số 6 lớp 7 đề 4: Giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống
  • Dàn ý Bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Giải thích nhiễu điều phủ lấy giá gương

Cuộc sống của chúng ta luôn vận động, biến đổi không ngừng. Muốn thích ứng được với sự thay đổi từng ngày ấy, bản thân mỗi người cần không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao tri thức, vốn hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống. Con người thuở mới sinh ra ai cũng như một trang giấy trắng, thời gian lặng lẽ trôi đi, cuộc đời sẽ tô vẽ lên những trang giấy đó. Có trang giấy trông gọn gàng, đẹp đẽ. Nhưng cũng có những trang giấy lấm lem. Trang giấy ấy sẽ ra sao, không ai đoán biết trước được, nhưng có một điều người ta có thể chắc chắn, đó là nó phụ thuộc phần nhiều vào sự học, học để biết, học để hiểu, học để trưởng thành…Bàn về sự học, các nhà văn nhà thơ, các nhà khoa học trên thế giới đã bày tỏ rất nhiều quan điểm, trong đó có quan điểm của Lê – nin được coi như là một trong những lời dạy bổ ích được nhiều thế hệ lưu giữ: “Học, học nữa, học mãi”. Dưới đây là dàn ý giải thích câu nói này mà các bạn có thể tham khảo. Khi gặp đề bài này, các bạn nên chú ý giải thích câu nói trước khi đi vào phân tích, đồng thời cũng nên đưa vào bài những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu từ quá khứ đến hiện tại, từ Đông đến Tây để bài viết thuyết phục hơn. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 5 LỚP 7: GIẢI THÍCH HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về vấn đề bàn luận:

Con người không phải có thể hoàn thành sự học trong một chốc lát mà nó theo ta cả cuộc đời. Nếu ví cuộc sống như một dòng sông chảy trôi không bao giờ ngưng lại thì mỗi người giống như một con thuyền đang xuôi dòng nước, nếu không học tập, rèn luyện thì sẽ mãi dừng lại rồi tụt lùi dần. Bàn về việc học, Lê – nin cũng có một câu nói rất nổi tiếng nhắc nhở bao thế hệ theo sau: “Học, học nữa, học mãi”. Đây là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

  • Câu nói là một lời khuyên, lời thúc giục con người phải không ngừng học tập, rèn luyện tri thức, vốn sống để từng ngày hoàn thiện bản thân mình.
  • Học: là một quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi, hoàn thiện hiểu biết, kĩ năng…
  • Học nữa, học mãi: ý nói kiến thức là vô biên, mỗi người phải luôn có ý thức học tập, lĩnh hội tri thức vì không bao giờ mình có thể học hết tất cả trong một khoảng thời gian ngắn mà phải kiên trì, nỗ lực bền bỉ trong một khoảng thời gian dài.

b. Ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi, rèn luyện:

  • Việc học giúp con người phát triển bản thân, từng ngày hoàn thiện mình hơn.
  • Là phương tiện hữu hiệu giúp ta không bị tụt hậu so với người khác, không bị tụt lại so với thời đại.
  • Cuộc sống luôn đem đến cho con người rất nhiều cơ hội, nhưng đồng nghĩa với nó là sự cạnh tranh sẽ nhiều hơn. Nếu con người không học tập, rèn luyện nâng cao trình độ thì bản thân sẽ bỏ lỡ những cơ hội đến với mình.
  • Góp phần quan trọng vào việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, ấm no.
  • Trở thành một người được nhiều người tôn trọng, yêu quý.
  • Một công dân tốt góp phần xây dựng đất nước

c. Phương pháp học:

  • Bất cứ nơi đâu ta đến, bất kể người nào ta gặp cũng đều có điểm để ta học tập, lưu tâm.
  • Gia đình với ông bà, mẹ cha; trường lớp với thầy cô, bạn bè; xã hội với cấp trên, đồng nghiệp…tất cả họ đều có những điều tốt đẹp mà ta đáng học hỏi.
  • Học tập một cách chủ động, không ỷ vào người khác, đợi người khác dạy thì mình mới học hoặc học vì bị người khác ép buộc.
  • Luôn quan sát mọi người và những điều diễn ra xung quanh bởi biết quan sát là một trong những kĩ năng quan trọng khi học hỏi một điều gì đó.
  • Việc học đem đến cho con người hiểu biết, chẳng bao giờ người ta tìm ra tác hại của việc học hỏi, học để hiểu, để trải nghiệm, để thực hành chứ chẳng phải học để cuốn vở ghi có thêm nhiều chữ, người ngoài nghĩ mình là một người chăm chỉ.
  • Nên bắt đầu học từ những thứ mình hứng thú và say mê muốn tìm hiểu, vì khi đó tinh thần, cảm xúc hưng phấn sẽ giúp cho việc học trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, kiến thức tiếp nhận sẽ thú vị và dễ nhớ hơn.

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ về câu nói:

Việc học là một việc rất quan trọng, cần thiết đối với mỗi người. Câu nói của Lê – nin như một lời nhắn nhủ nhắc ta không bao giờ được quên việc học, dành nhiều thời gian, tâm sức cho nó để từng ngày hoàn thiện mình, đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước vững mạnh.

Nem – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *