Dàn ý bài viết số 5 lớp 7 chứng minh nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích chi tiết đầy đủ

Cổ Thi từng có một câu nói rất nổi tiếng: “Tuổi trẻ không siêng năng, già phải hối hận”. Xét trên nhiều khía cạnh, có thể coi đây là một ý kiến đúng, nó đã được rất nhiều người ủng hộ và thể hiện sự đồng tình qua những câu văn, bài thơ, bài hát…nói về sự học thời tuổi trẻ. Chúng ta đâu thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó. Dưới đây là một dàn ý bàn về câu nói: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Mà chúng mình muốn chia sẻ. Mong các bạn luôn đồng hành và ủng hộ Wikihoc chúng mình nhé!

Các bài viết về chủ đề Bài viết số 5 lớp 7 được quan tâm :

  • Dàn ý Bài viết số 5 lớp 7 đề 3: Chứng minh Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng
  • Dàn ý Bài viết số 5 lớp 7 đề 4: Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch
  • Dàn ý Bài viết số 5 lớp 7 đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
  • Bài viết số 5 lớp 7 đề 3: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng
  • Bài viết số 5 lớp 7 đề 1: Viết một bài văn thuyết phục bạn cố gắng học tập
  • Bài viết số 5 lớp 7 đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

“ Giả sử đời này tương đương một ngày thì khi bạn hai mươi mấy tuổi cũng chỉ hơn bảy giờ sáng mà thôi, đây là lúc cần ra khỏi nhà. Đừng lấy lí do không còn kịp nữa mà trì hoãn thời điểm ấy. Chúng ta vẫn còn trẻ, vẫn có thể thất bại, có thể phạm sai lầm và còn có thể bắt đầu lại từ đầu…” Đó là quan điểm của một người bạn giấu tên được chia sẻ trên mạng xã hội mà được rất nhiều người ủng hộ. Khi còn trẻ, chẳng có lí do gì khiến ta trì hoãn việc học và trải nghiệm. Từng ngày, từng giờ tuổi trẻ đều rất quý giá mà đến khi trưởng thành ngồi nghĩ lại, sẽ có người thầm cảm ơn vì mình đã sống hết mình, học tập không ngừng để có được thành công như ngày hôm nay; nhưng cũng có không ít người ngồi thở than trách móc cuộc đời, đổ cho số phận rằng mình không có cơ hội, rằng mình chưa may mắn… Thành công sẽ đến khi con người ta đã có một quá trình dài tích lũy tri thức, tình cảm, hiểu biết, kiên trì nỗ lực không ngừng. Sau đây là dàn ý chi tiết đầy đủ cho đề bài yêu cầu viết một bài văn bàn về câu nói: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Để bài viết ấn tượng, bạn nên xây dựng một hệ thống lập luận chặt chẽ sau khi đã giải thích được nội dung ý kiến. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 5 ĐỀ 1 LỚP 7: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về vấn đề:

Học tập – đó là một quá trình không bao giờ có điểm kết thúc, nó là cách giúp con người trở nên có ích, biết điều hay lẽ phải để cuộc sống ý nghĩa hơn. Tuy vậy, dạo gần đây, một số bạn trong lớp em lại có phần lơ là học tập. Không muốn tình trạng đó diễn ra quá lâu, em đã chia sẻ với các bạn rằng: người ta nói “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

  • Học tập là quá trình con người chủ động tìm kiếm, lĩnh hội tri thức để góp phần hoàn thiện bản thân mình, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
  • Ý kiến nêu trên là một lời khẳng định khá đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng của việc học đối với mỗi cá nhân.
  • Ý kiến đã chỉ ra rằng tuổi trẻ là lứa tuổi sung sức, nhiều năng lượng, ước mơ, khát vọng luôn ắp đầy thôi thúc con người học hỏi trau dồi tri thức. Tuổi trẻ cũng là khoảng thời gian lí tưởng để ta rèn luyện tâm hồn, tình cảm, những trải nghiệm, vốn sống thiết yếu để khi trưởng thành sẽ làm được những điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

2. Bàn luận:

a. Ý nghĩa của việc học:

  • Đối với bản thân: Học tập là con đường ngắn nhất giúp ta tiến về phía trước, mở ra cánh cửa tương lai nơi có thành công, hạnh phúc đang đón đợi.
  • Đối với xã hội: học tập là phương tiện thúc đẩy con người phát triển xã hội. Khi chúng ta có tri thức, vốn sống cộng thêm lòng nhiệt huyết, khát vọng được cống hiến thì đất nước sẽ phát triển giàu mạnh hơn, con người sẽ hạnh phúc, giàu sang hơn.

b. Lí giải tuổi trẻ là thời gian con người cần không ngừng học tập:

  • Đời người là hữu hạn, đâu tuần hoàn như thiên nhiên đất trời cứ đông qua xuân tới, hạ đi là thu đã về; trăm năm trông vậy mà hóa ra thật ngắn, bởi cuộc sống có biết bao điều lí thú chưa được khám phá, biết bao mối bận tâm chưa được giải quyết…
  • Tuổi trẻ là khoảng thời gian con người có nhiều mơ mộng, ước vọng, nhiều khi thất bại nhưng nó đều đem lại những bài học quý giá để đến khi trưởng thành không phạm phải sai lầm.
  • Khi còn trẻ, ta có thể thỏa sức trải nghiệm với ngàn lần “thử” như thử sáng tác một bài thơ giàu cảm xúc, thử làm một bà nội trợ nấu những món ăn ngon, thử trồng một loại cây ưa thích… bởi khi lớn lên, cuộc sống có quá nhiều thứ bộn bề, lo toan cần ta trăn trở, suy nghĩ.
  • Khi còn trẻ, ta học tập, trải nghiệm nếu thất bại thì chỉ như những cơ hội giúp ta nhận ra thiếu sót mà cải thiện, nhưng khi trưởng thành, có thể sẽ có những thất bại làm ta ngã gục, đau đớn, bị nhiều người chỉ trích, chê cười…
  • Bên cạnh việc rèn luyện tri thức, tuổi trẻ cũng là lúc con người cần rèn luyện những đức tính tốt để sau này không sa chân vào những chốn bùn lầy của xã hội, không trở thành những “kẻ phá hoại”.

c. Thực trạng:

  • Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ lơ là việc học, dù biết đó là việc quan trọng nhưng vẫn phớt lờ, chểnh mảng.
  • Học qua loa, đối phó.
  • Học vì thành tích, vì áp lực từ thầy cô, cha mẹ.
  • Nhiều bạn trẻ đã bị sa đà vào những chốn ăn chơi, nghiện hút, gây mất trật tự an ninh…
  • Lâu dần hình thành thói quen lười biếng, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng, chủ động học tập để phát triển bản thân.

d. Giải pháp:

  • Cần xác định được động lực học tập để cố gắng không ngừng.
  • Việc học phải đi đôi với hành để những kiến thức sách vở trở nên thiết thực, gần gũi hơn.
  • Chủ động học tập và chủ động góp ý khi thấy những người xung quanh lơ là việc học.

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nhận bản thân:

Tương lai của chúng ta là do bản thân mỗi người chịu trách nhiệm, nếu thời trẻ không cố gắng học tập thì khi lớn lên sẽ phải ngậm ngùi, tiếc nuối nhìn về thành công của người khác. “Không có giới hạn cho quy trình học cách để học” vì vậy ai còn trẻ cũng nên học để dẫn đầu, dù đã trưởng thành với nhiều lo toan, mỗi người vẫn nên tiếp tục học tập để không bị tụt lại phía sau.

Nem – Wikihoc.com

Similar Posts

91 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *