Dàn ý bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về cái bút bi chi tiết đầy đủ

Bút bi là một vật dụng quen thuộc với nhiều người và cũng là dụng cụ học tập đi cùng năm tháng cắp sách đến trường của bao thế hệ học sinh. Trước đây khi bút bi chưa được phổ biến thì bút mực vẫn được sử dụng nhiều. Nhưng hiện tại bút mực chỉ được sử dụng cho các lớp học cấp 1 lớp 1 hoặc mẫu giáo khi các em còn cần rèn luyện chữ. Còn hiện tại với sự tiện lợi vượt bậc so với các loại bút khác giá thành cũng rất rẻ và chất lượng thì bút bi gần như tháy thế hoàn toàn bút mực trong cuộc sống công việc cũng như học tập. Tuy nhiên bút bi hiện tại cũng chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của máy tính điện tử khi việc viết trên giấy không còn được phổ biến nhiều mà viết trên máy tính được sử dụng nhiều hơn với ưu điểm nhiều so với việc viết trên giấy. Thậm chỉ ở các kỳ thì thì việc thi trên giấy cũng dần được thay thế bằng việc thi trên máy tính với sự tiện lợi tiết kiệm chi phí và nhanh hơn. Sau đây, wikihoc xin giới thiệu với các bạn dàn ý chi tiết nhất cho bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về cái bút bi.

Các bài viết liên quan tới chủ đề Dàn ý bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về cái bút bi đáng chú ý:

  • Bài viết số 5 lớp 8 đề 1: Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
  • Bài viết số 3 lớp 8 đề 3: Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến
  • Thuyết minh về cây bút bi lớp 9
  • Thuyết minh về cây bút bi có sử dụng biện pháp nghệ thuật lớp 9

Một ý tưởng lóe lên cần bút để tốc kí. Một thoáng xúc cảm cần được giãi bày cũng cần đến bút để lưu lại trên trang sách. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay thì công việc ghi chép bao giờ cũng là điều cần thiết và không thể thay thế. Những khi ấy, ta chỉ cần một chiếc bút bi, nhỏ gọn, giản đơn mà lợi ích lợi đến không ngờ. Bút bi từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh sinh hoạt, là vật dụng cá nhân, là món đồ dùng học tập quen thuộc trong mỗi ngăn cặp, hộp bút học trò. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài thuyết mình về cái bút bi. Để làm được đề bài này, trước hết chúng ta cần đảm bảo bố cục ba phần là mở bài, thân bài và kết bài. Khi triển khai chi tiết thân bài, chúng ta cần chia ra các ý nhỏ hơn tương ứng với mỗi đoạn văn để mạch bài viết được sáng rõ. Dưới đây là dàn ý chi tiết cho những ai muốn tham khảo cho bài viết của mình. Chúc các bạn thành công !

Dàn ý bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về cái bút bi

I.Mở bài

  • Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

Đến trường là quãng thời gian cùng gắn bó với bạn bè, với thầy cô, và cũng là với những món đồ dùng học tập thân thương. Nào là bút chì, thước kẻ, tẩy, bút xóa, và cũng là chiếc bút bi giản dị và quen thuộc. Không chỉ hiện hữu nơi phấn trắng bảng đen mà bút bi còn gắn bó mật thiết với đời sống thường ngày, trở thành nét sinh hoạt thường nhật của mỗi chúng ta.

II.Thân bài

1. Nguồn gốc xuất xứ

  • Bút bi được thiết kế bởi László Biro.
  • Xuất phát từ nỗi thất vọng vì nhũng cây bút máy làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng, Bíró bắt đầu công việc thiết kế một loại bút mới. Với sự giúp đỡ của anh trai là nhà hóa học, ông đã thành công sáng tạo ra bút bi và được nhận bằng sáng chế của Anh Quốc.
  • Những chiếc bút bi đầu tiên được bán tại Argentina với thương hiệu Birome.
  • Trải qua nhiều lần cải tiến và thay đổi, bút bi đã được đưa đến người dùng toàn thế giới và phổ biến khắp nơi cho đến tận ngày nay.

2. Cấu tạo

  • Vỏ bút: hình trụ, dài từ 14 đến 15cm. Với loại bút bi thông thường, vỏ bút được làm từ nhựa, cầm nhẹ tay; cũng có một số loại bút bi được thiết kế trang trọng hơn thì vỏ có thể làm bằng kim loại, được dùng như quà tặng hoặc để trang trí.
  • Ruột bút: Nằm phía bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, chưa mực ở bên trong. Màu mực của bút bi rất đa dạng, từ đỏ, xanh, đen đến tím,…, một số loại bút bi dùng để vẽ họa tiết trang trí thì có thể có nhũ, nhiều màu mực trong cùng một ruột,…Đầu ruột bút là ngòi bút, được làm từ thép không gỉ, bên trong có một viên bi nhỏ.
  • Bộ phận điều khiển: gồm một lò xo và nút bật. Khi muốn sử dụng, ta ấn vào phần bút bật ở đuôi bút là ngòi bút sẽ lộ ra ngoài. Khi không sử dụng nữa thì ta chỉ cần ấn vào đai bên cạnh là ngòi sẽ trở về vị trí ban đầu. Bên cạnh đó cũng có loại bút bi sử dụng dạng xoáy, có nắp đậy,…

3.Phân loại

  • Bút bi có hai loại là loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực.
  • Loại nạp lại mực thì giá thành cao hơn và không phổ biến bằng loại dùng một lần.
  • Với bút bi dùng một lần, khi hết mực, chúng ta không phải bỏ cả bút đi mà chỉ cần bỏ phần ruột bút hết mực đi và thay bằng ruột bút mới.

4. Nguyên lý hoạt động, công dụng

  • Phần đầu bút chưa viên bi nhỏ. Mực trong ruột bút theo trọng lực sẽ làm ướt viên bi.
  • Khi viết, viên bị sẽ lăn tròn trên trang giấy, mực cũng theo đó mà làm hiển hiện nét viết.
  • Bút bi được sử dụng để ghi chép, là vật dụng quen thuộc với bao lớp thế hệ học sinh, cùng gắn bó với bao trang sách cuốn vở, nâng cao bao ước mơ tới trường của tâm hồn trẻ thơ.

5. Ưu khuyết điểm

  • Ưu điểm: Giá thành rẻ, nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mua ở bất kì cửa hàng văn phòng phẩm nào.
  • Nhược điểm: nét chữ không mềm mại như nét của bút nước, bút máy, dễ làm hỏng chữ.

III.Kết bài

  • Nêu cảm nhận về đối tượng.

Nhỏ nhưng có võ, chiếc bút bi thật bình thường nhưng lợi ích nó đem lại thì lại không tầm thường chút nào. Nhờ có cây bút bi nhỏ xinh này mà bao tấm lòng được giãi bày trên giấy trắng, bao nét vẽ được thăng hoa cùng xúc cảm, bao ý tưởng được cất cánh bay cao và cũng là bao con chữ được ươm mầm trên mọi miền tổ quốc.

Quỳnh Phạm – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *