Cấu trúc CÂU ĐỀ NGHỊ trong tiếng Anh thường dùng nhất

Trong tiếng Anh có rất nhiều cách để đưa ra một câu đề nghị, tùy theo từng trường hợp và ngữ cảnh chúng ta sẽ dùng những cấu trúc câu đề nghị khác nhau. Trong bài viết này ietlscaptoc.com.vn sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh thường dùng nhất.

1. Câu đề nghị là gì?

Câu đề nghị trong tiếng Anh được hiểu là một dạng mẫu câu dùng để thể hiện mong muốn của người dành cho người nghe. Bên cạnh đó, câu đề nghị còn được dùng nhằm diễn tả đề xuất ý kiến hoặc ý tưởng của người nói dành cho người xung quanh.

Ngoài ra, câu đề nghị thường xuất hiện trong văn phong giao tiếp hàng ngày khá nhiều.

Ví dụ:

  • Let’s go!

Đi thôi nào!

  • Let’s go home. My mother called me.

Về nhà thôi nào. Mẹ tôi đã gọi cho tôi rồi.

  • How about drinking a little water?

Vậy uống một chút nước có được không vậy?

2. Sử dụng cấu trúc của Let’s, What about, How about, Why not để đưa ra đề xuất, gợi ý

Cùng ý nghĩa là đưa ra đề xuất hoặc gợi ý những những động từ Let’s, What about, How about, Why not có cách dùng và cấu trúc khác nhau.

Cấu trúc với Let’s, What about, How about, Why not
Cấu trúc với Let’s, What about, How about, Why not

Dưới đây là cấu trúc cụ thể của từng động từ Let’s, What about, How about, Why not.

2.1. Let’s

Cấu trúc Let’s (Let us) được dùng khi muốn đề nghị ai đó cùng làm một việc gì với mình.

Công thức:

Let’s + bare infinitive

Ví dụ 1: Let’s go to the library.

(mình cùng đi thư viện nhé.)

Ví dụ 2: Let’s eat outside. We have nothing left in the fridge to cook.

(Mình ăn ngoài nhé. Tủ lạnh hết đồ ăn để nấu rồi.)

2.2. What about…? / How about…?

Công thức

What about + Noun/noun phrase/V-ing…?
How about + Noun/noun phrase/V-ing…?

Ví dụ 1: What about joining the gym?

(Mình đi tập gym nhé?)

Ví dụ 2: How about buying a new phone?

(Mình mua điện thoại mới đi.)

2.3. Why not…?

Đây cũng là một cách để gợi ý hay đề nghị lịch sự đối với người nghe.

Công thức

Why not + bare infinitive…?
Why don’t we/you + bare infinitive…?

Ví dụ 1: Why not go to the spa?

(Sao chúng ta không đi spa?)

Ví dụ 2: Why don’t we watch some movies?

(Tại sao chúng ta không đi xem phim nhỉ?)

Xem thêm bài viết liên quan

3. Đưa ra lời đề nghị với công thức Do you mind / Would you mind

Trong câu đề nghị cấu trúc của Do you mindWould you mind được sử dụng khá giống nhau.

Cấu trúc Do you mind/ Would you mind
Cấu trúc Do you mind/ Would you mind

Dưới đây là 2 cách sử dụng cấu trúc Do you mind / Would you mind

3.1. Sử dụng công thức với Verb-ing

Would you mind + verb-ing…?
Do you mind + verb-ing…?

Ví dụ 1: Would/Do you mind closing the door after you leave?

(Bạn có phiền đóng cửa lại giúp tôi khi ra về không?)

Ví dụ 2: Would / Do you mind not talking in class?

(Xin đừng nói chuyện trong lớp.)

3.2. Dùng cấu trúc dạng “if”

Cấu trúc này dùng để xin phép một cách lịch sự:

Do you mind + if-clause (present tense)…?
Would you mind + if-clause (past tense)…?

Ví dụ 1: Do you mind if I speak to your mom about your problem?

(Bạn có phiền không nếu tôi nói chuyện với mẹ bạn về vấn đề của bạn?)

Ví dụ 2: Would you mind if I used this chair?

(Bạn có phiền không nếu tôi dùng cái ghế này?)

Lưu ý: 

  • Nếu muốn cho phép đối với những lời đề nghị trên, ta cần dùng câu trả lời: “No”, hoặc “Not at all” (tôi không thấy phiền đâu). Bên cạnh đó, ta thường thêm vào những từ khác để bổ sung ý nghĩa cho câu nói của mình.

Ví dụ 1: Do you mind if I use your laptop?

(Bạn có phiền không nếu tôi dùng laptop của bạn?)

No, please do.

(Không, bạn cứ dùng đi)

Ví dụ 2: Would you mind if I wore your jeans to the party tonight?

(Bạn có phiền không nếu tôi mượn quần jeans của bạn để đi tiệc tối nay?)

No, please do.

(Không, bạn cứ tự nhiên)

Lưu ý: 

  • Mức độ lịch sử của 2 cấu trúc này có phần khác nhau. “Would you mind…” có phần lịch sự hơn cấu trúc “Do you mind…”. Tuy nhiên, sự khác biệt này rất nhỏ, nên chúng vẫn thường xuyên được sử dụng thay phiên nhau trong những tình huống trang trọng.
  • Nắm rõ các cấu trúc trên sẽ giúp thí sinh hoàn thành bài nghe tốt hơn khi dễ đoán được hoàn cảnh và mức độ thân thiết của những người trong cuộc hội thoại. Ngoài ra, hiểu cách trả lời các câu đề nghị cũng giúp bạn tránh trường hợp hiểu nhầm ý trả lời của người nói.

4. Câu đề nghị với Shall we

Shall we + V ………?

Ví dụ 1: Shall we have some dinner?

( Chúng ta ăn tối nhé?)

Ví dụ 2: Shall we go for a walk together?

( Chúng ta đi dạo cùng nhau nhé?)

5. Câu đề nghị với Suggest

Những mẫu câu đề nghị với Suggest đa dạng và phong phú. Tùy vào mỗi hoàn cảnh và mục đích sử dụng mà có những cấu trúc với Suggest khác nhau.

Cấu trúc Suggest
Cấu trúc Suggest

Dưới đây là những cấu trúc câu đề nghị với suggest thường dùng nhất.

5.1. Dùng trong tình huống trang trọng, nói chung chung không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào.

Suggest + V-ing

Ví dụ: I suggest going out for lunch, but my parents don’t want

( Tôi đề nghị ra ngoài ăn trưa nhưng bố mẹ tôi không muốn)

5.2. Khi muốn khuyên ai nên làm gì

Suggest + (that) + S + should + V(nguyên dạng)

Ví dụ: Mom suggests (that) I should perform one more exercise

( Mẹ đề nghị (rằng) con nên thực hiện thêm một bài tập nữa)

5.3. Đề nghị (rằng) ai làm gì

Suggest + (that) + S + subjunctive Verb

Ví dụ: She suggests (that) we buy something to eat.

(Cô ấy đề nghị chúng tôi nên mua thêm vài thứ để ăn)

5.4. Đề xuất địa diểm, nơi chốn,…

Suggest + wh-question

Ví dụ: Can you suggest what special dishes in Hanoi?

(Bạn có thể gợi ý một vài món ăn đặc sản ở Hà Nội không?)

5.5. Đề nghị một điều gì đó

Suggest + N/noun phrase (+ to …)

Ví dụ: My sister suggests a song to me yesterday.

(Chị gái tôi đề xuất cho tôi một bài hát ngày hôm qua)

6. Bài tập

Bài tập ứng dụng

Bài tập 1

Viết lại câu đề nghị với nghĩa tương tự, dùng từ gợi ý:

  1. Let’s go to school this weekend.

=> What about

  1. Let’s have a meeting on Monday.

=> Shall

  1. How about going to play table tennis with us?

=> Why

  1. Would you like to go to the movies tomorrow?

=> Let’s

  1. Shall we get up early to enjoy sunrise on the beach?

=> How about

  1. Why don’t we go out to have dinner?

=> How about

Bài tập 2

Chọn đáp án đúng

1. Why don’t we…….out to eat dinner tonight?                        

A. go B. to go C. going

2. I want to buy a dress for party. What about…….shopping?

A. to go  B. going  C. go

3. I’ve bought a new pair of sneakers. Let’s………soccer.

A. playing  B. to play C. play

4. There is a new movie. …….to see with me?

A. Shall you  B. Would you like  C.Why don’t you

5. What should we do On Saturday? …….we have a picnic?

A. Shall  B. How about  C. Let’s

6. Rose………dancing together at the wedding.

A. suggest  B. would suggest  C. suggests

7. Hello Tom. We’re going to the circus. Why………you come together?

A. do  B. don’t  C. not

8. Maybe you’ve got a flu. ……….have a check?

A. Why don’t you  B. Would you like  C. Shall you

9. It’s going to rain. I suggest………a taxi.

A. take  B. to take  C. taking

10. Good morning, Madam. ……..I help you?

A. Can  B. Would you like  C. Let’s

Đáp án

Đáp án bài 1

  1. What about going to school this weekend?
  2. Shall we have a meeting on Monday?
  3. Why don’t you go to play table tennis with us?
  4. Let’s go to the movies tomorrow.
  5. How about getting up early to enjoy sunrise on the beach?
  6. How about going out to have dinner.

Đáp án bài tập 2

  1. A
  2. B
  3. C
  4. B
  5. A
  6. C
  7. B
  8. A
  9. C
  10. A

Trên đây là tổng hợp kiến thức về cấu trúc đưa ra câu đề nghị trong tiếng Anh. Mong rằng bài viết của hocsinhgioi sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tập thật tốt!

Not Only But Also là một cấu trúc quen thuộc khi học tiếng Anh. Nhưng bạn đã hiểu rõ về cấu cấu và cách dùng của Not only but also chưa? Bài viết dưới đây hocsinhgioi sẽ tổng hợp cho
Remind là một động từ quen thuộc trong tiếng Anh. Vậy bạn đã hiểu rõ cách dùng cà cấu trúc của Remind trong tiếng Anh chưa? Bài viết đã cung cấp kiến thức đầy đủ về cấu trúc và cách
As soon as là cấu trúc thường dùng trong tiếng Anh mang nghĩa là chẳng bao lâu. Cấu trúc as soon as không chỉ có một cách dùng mà tùy vào mỗi hoàn cảnh sẽ có cách sử dụng khác nhau
Cấu trúc whether, whether or là cấu trúc ngữ pháp được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh. Tuy nhiên, rất nhiều bạn không thể phân biệt được cách sử dụng cấu trúc này. Đặc biệt là sự nhầm

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *