Cảm nhận về nhân vật lão hạc lớp 8 hay đầy đủ

Lão Hạc là 1 nhân vật khá nổi tiếng trong chương trình ngữ văn phổ thông trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Cuộc đời của Lão Hạc cũng rất hay được đưa vào các đề văn, trong đó bài văn cảm nhân về nhân vật Lão Hạc và phân tích 1 số hình ảnh Lão hạc và những nhân vật khác trong truyện là thường gặp nhất

Các bài viết về chủ đề lão hạc được quan tâm :

  • Bài viết số 2 lớp 8 đề 4: Nếu được chứng kiến cảnh lão Hạc bán chó kể với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại chuyện đó như thế nào
  • Dàn ý cảm nhận về nhân vật lão Hạc
  • Dàn ý Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo trong truyện ngắn Nam Cao thì em sẽ ghi lại như thế nào
  • BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 2: Suy nghĩ về số phận và vẻ đẹp của lão Hạc trong truyện Lão Hạc
  • Soạn bài Lão Hạc lớp 8

Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách Mạng. Ông hy sinh năm 1951, trong kháng chiến chống Pháp, lúc 36 tuổi. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Nam Cao đã để lại cho đời nhiều áng văn có sức sống lâu bền. Tác phẩm của Nam Cao – những truyện ngắn, truyện dài – thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo. Đó là những trang viết chân thực, vô cùng xuất sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mỏi mòn, bế tắc trong xã hội cũ. Đọc truyện ngắn “Lão Hạc”, chúng ta bắt gặp cả hai loại người đó: lão Hạc và ông giáo. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ bắt gặp đề bài Cảm nhận về nhân vật lão Hạc. Khi làm bài văn này, chúng ta cần cảm nhận tình cảnh đáng thương của lão, suy nghĩ về tâm lí thể hiện qua các hành động như bán chó, đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn khuất lất bên trong người nông dân ấy. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn định hướng làm bài một cách tốt nhất trong quá trình tiếp cận văn bản.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT LÃO HẠC

Nông dân Việt Nam muôn đời nay luôn lam lũ, vất vả. Họ sống có khi sung túc, có khi cơ cực. Nhưng ở họ luôn sáng ngời phẩm chất tốt đẹp. Việt Nam những năm 1930-1945 đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu phải chịu ách áp bức vừa của thực dân vừa của phong kiến. Cái đòi cái nghèo tròng lên cổ nhân dân đặc biệt người nông dân áo vải lấm lem. Trước hình tượng ấy, rất nhiều nhà văn đương thời chọn lựa làm hình mẫu cho đề tài viết văn của mình. Trong đó có Nam Cao. Ông đã khắc hoạ bức chân dung Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên sinh động, chân thực.

Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm. Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão phải sống lay lắt, rau cháo qua ngày. Một ngày nọ, người con trai của lão phẫn chí vì không có tiền cưới vợ, bỏ đi làm đồn điền cao su biền biệt, một năm chẳng có tin tức gì. Lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng, kỉ vật người con trai để lại. Lão tôn con chó là “cậu Vàng”, coi con vật như người than trong nhà. Vắng nhà đi kiếm ăn thì thôi, hễ tới nhà là ông lão lại kể chuyện tâm tư, là nguồn hạnh phúc đơn sơ mà thiết thực giúp lão sống trong đói nghèo, để đợi người con trai trở về xây dựng hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình, cho lão được sống bên con, bên cháu như bao con người bình thường khác. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu người đi ghê lắm. Đồng tiền bấy lâu nay dành dụm cạn dần. Lão không có việc làm. Rồi một cơn bão ập đến, phá sạch sành sanh hoa trái trong vườn. Giá gạo thì cứ cao mãi lên. Vì thế lão Hạc lấy tiền đâu nuôi “cậu Vàng”. Kể ra trong nhà cũng còn ít tiền dành dụm cho đứa con trai, nhưng lão không tiêu lẹm vào đấy. Mà cho “cậu Vàng” ăn ít, thì cậu gầy đi, tội nghiệp. Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi, cuối cùng dằn lòng quyết định bán “cậu Vàng” rồi đến nhờ ông giáo cậy nhờ một việc quan trọng.

Bán con chó Vàng vì thương con, điều đó thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc của một người cha nhân hậu và giàu lòng tự trọng. Nhưng rồi lão Hạc lại vô cùng ăn năn, day dứt. Lão sang nhà ông giáo để giãy bày nỗi đau thống thiết của mình. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Phải chăng lão Hạc cảm thấy có lỗi với cậu Vàng, con vật rất đỗi thân thương của lão. Những lời lão kể với ông giáo mà như kể với chính mình: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à! Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu. Có thể nói, lão là một người nghĩa tình, thủy chung, vô cùng trung thực.

Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. “Lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt méo sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngôi fleen người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết…”. Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng. Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đã được thể hiện rất rõ. Thông qua cuộc đời bi thảm, nhưng phẩm chất thì sáng trong của lão Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945

Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ, cái xã hội mà “hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co mà người kia bị hở”. Lão Hạc vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận những giá lạnh của cuộc đời để nhường tấm chăn hạnh phú cho người con xa nhà. Cũng qua câu chuyện về lão Hạc, nhà văn thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người bất hạnh mà biết sống cao thượng.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT LÃO HẠC

Đề tài người nông dân – những con người nhỏ bé và thường xuyên bị áp bức là một đề tàu quen thuộc trong văn học tùe những câu ca dao than thân đến những tiểu thuyết, truyện ngắn trước cách mạng. Trong đó, Nam Cao được coi là một cây bút của người nông dân. Qua những trang văn của tác giả, ta không chỉ thấy nỗi thống khổ của người nông dân mà còn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp. Và nhân vật lão Hạc đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó phai.

Truyện ngắn “Lão Hạc” xoay quanh cuộc đời, số phận của nhân vật chính là lão Hạc- một người nông dân điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Nhà lão nghèo tới mức không có tiền để cưới vợ cho con. Con trai lão vì không lấy được người mình yêu đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Như vậy, 200 đồng bạc thách cưới vô tri, vô giác kia chính là thủ phạm chia rẽ bố con lão Hạc. Bố con lão là nạn nhân của những hủ tục.

Con đi rồi, lão rơi vào tình cảnh cô đơn, không nơi nương tựa. Lão cày thuê cuốc mướn để nuôi thân còn tiền bòn vườn dành dụm cho con trai. Những tưởng phần đời còn lại của lão sẽ bình yên như thế đến khi con về. Nhưng nỗi đau này chưa qua thì nỗi khổ khác lại ập đến . Bao nhiêu dự đính, tính toán, sắp đặt của lão đã tiêu tan sau một trận ốm kéo dài và một trận bão lớn phá sạch hoa màu. Không còm khả năng nuôi thân, lão đành tính đến việc bán con Vàng- một kỉ vật của con trai và cũng là một thành viên trong gia đình. Mặc dù vô cùng đau khổ và day dứt nhưng lão vẫn phải nhắm mắt bán con Vàng để rồi ân hận giằng xé trong lòng. Khổ đau, bất hạnh thi nhau chất chồng lên tấm thân già yếu đuối, cô đơn. Những ngày cuối cùng, lão sống vất vưởng, tạm bợ rồi cuối cùng đã tự giải thoát khỏi cuộc đời khốn khổ bằng một liều bả chó.

Cuộc đời, số phận dù có đau khổ, bất hạnh nhưng ở lão Hạc vẫn sáng lên những phẩm chất rất người. Trước hết, lão là người cha rất mực thương con. Con lão ra đi, lão day dứt vì không làm tròn bổn phận của người cha là lo cho hạnh phúc tương lai của con. Con đi xa lão nghĩ mình càng phải có trách nhiệm với con nên chắt chiu, dành dụm cho con, không cho phép mình sở hữu bất kì thứ tài sản nào nhất là mảnh vườn. Đối với đứa con, lão vừa có tình yêu thương lớn của người cha vừa có sự lo lắng, chắt chiu của người mẹ. Những lúc nhớ con, lão gửi niềm thương nỗi nhớ trong lời tâm sự với con vật:” Cậu có nhớ bố cậu không hả cậu Vàng… không biết cuối năm nay bố cậu có về không”. Bao nhiêu tình cảm dành cho người con nơi xa lão gửi vào con Vàng và đến lúc phải bán chó cũng là vì con. Lão thà nhận sự cô đơn và để cho lương tâm cắn rứt còn hơn là tiêu lạm vào tài sản của con. Những ngày cuối cùng lão ăn những thứ tự chế và vẫn nuôi hi vọng con trai sẽ trở về. Nhưng càng chờ tin con càng mờ mịt, lão đã tìm đến cái chết như là sự hi sinh vì hạnh phúc tương lai của con.

Lão Hạc còn là người nhân hậu, lương thiện, thủy chung. Lão gọi kỉ vật của đứa con để lại là “cậu Vàng” như môtk bà hiếm con gọi đứa con cầu tự. Tuổi gùa trơ trọi, lạnh lẽo có biết bao tình cảm chất chứa trong lòng, lão dốc bầu tâm sự với con chó. Thế nhưng một trận ốm hai tháng 18 ngày khiến cho lão kiệt quệ về sức lực lẫn tiền bạc nên buộc lão phải nghĩ đến chuyện bán con Vàng sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ. Phải lừa con Vàng để bán cho những kẻ khác giết thịt, lão đau đớn, ân hận đến tột cùng. Người ta nuôi con vật rồi bán hay giết thịt là lẽ thường tình nhưng với lão thì đó là một tội lỗi. Lão đã tự trì triết, trách móc mình. Lão tìm đến cái chết bằng liều bả chó cũng là một cách để tự trừng phạt vì đối xử tệ bạc với con Vàng. Lão đúng là một người lương thiện, hiếm có trong cuộc đời đầy xấu xa và bất công này. Bên cạnh đó lão còn là một người giàu lòng tự trọng. Lẽ thường khi người ta khổ quá sẽ trở nên hèn hạ nhưng lão Hạc thì không. Càng nghèo lão càng có ý thức bảo vệ dạnh dự của bản thân. Mỗi khi sang nhà ông giáo để tâm sự hoặc nhờ việc gì, lão đều tìm mọi cách từ chối những lời mời mọc chân thành của ông giáo từ củ khoai lang đến bát nước chè. Cái nghèo, cái khổ không khuất phục được lão, lão thà đói khát còn để người khác coi thường mình. Lão đã chuẩn bị sẵn sàng và sắp xếp chu đáo về cuộc ra đi vĩnh viễn của mình về thế giới bên kia bằng cách gửi ông giáo 30 đồng làm ma cho lão. Lão nói với ông giái những lời chí lí chí tình khiến ông không thể từ chối . Giọng văn tỉnh nhưng tấm lòng đau đáu nỗi niềm vừa có trách nhiệm với bản thân vừa ưu ái, khiêm nhường với hàng xóm. Ý thức về nhân phẩm về lòng tự trọng của lão thật đáng trọng.

Như vậy, cuộc đời lão Hạc là một tấn bi kịch nghèo đói, cô đơn, chết thảm nhưng trong tột cùng đen tối phẩm chất của lão càng ngời sáng. Lão chết để vĩnh viễn hóa thành biểu tượng của tình thương và lòng tự trọng.

Để có một lão Hạc sống mãi trong lòng bạn đọc, Nam Cao đã phải dày công xây dựng. Ông đã đặt nhân vật vào từng tình huống cụ thể theo dòng mạch phát triển tự nhiên của truyện để nhân vật tự bộc lộ tâm lí, tính cách. Ngôn ngữ của nhân vật cũng bắt sát vào từng biến thái tinh tế của tâm lí nhân vật góp phần đắc lực tạo sức cuốn hút và hấp dẫn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *