Cảm nhận bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn làm bài văn cảm nhận bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương lớp 7 hay các bạn có thể tham khảo

Các bài viết liên quan tới chủ đề Hồi hương ngẫu thư đáng chú ý:

  • Dàn ý về tình yêu quê hương đất nước
  • Kể về những đổi mới ở quê em
  • Tả dòng sông quê hương em lớp 6
  • Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6

Quê hương- nơi chôn nhau cắt rốn, nơi lưu giữ bao hồi ức tuổi thơ tươi đẹp vẫn luôn có một vị trí quan tọng trong lòng bất cứ người con nào. Đặc biệt là ở những người con xa quê, quê hương chính là điểm tựa, là nguồn sức mạnh để con người ta có thể vượt qua khó khăn, gian khổ. Ước mong duy nhất của họ là có được một lần về quê, về thăm lại cội nguồn của mình. Nhưng còn gì đau đớn hơn khi trở về mà như một khách lạ, khi thấy mình không thuộc về nơi ấy nữa. Đó chính là cảm xúc của Hạ Tri Chương khi ông viết bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”. Trong chương trình Ngữ Văn 7, các bạn sẽ được tiếp cận và cảm nhận tác phẩm này. Tuy là thơ Đường nhưng bài thơ rất dễ cảm nhận, bám vào từ ngữ và câu thơ để phân tích tâm trạng của người trở về. Bốn câu thơ sẽ thể hiện rất rõ con người và tâm hồn tác giả cũng như những tài hoa của câu chữ thơ Đường. Sau đây sẽ là bài viết tham khảo của các bạn trước khi viết, Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VIẾT CẢM NHẬN VỀ “HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ” CỦA HẠ TRI CHƯƠNG

Cùng với Đỗ Phủ, Lí Bạch, Bạch Cư Dị, … Hạ Tri Chương là một trong nhà thơ đã góp phần làm nên thành công của thơ Đường. Thơ ông viết không nhiều nhưng những câu thơ ông để lại đều là những hạt ngọc sáng dành cho hậu thể đời sau. Một trong số những bài thơ ấy, có thể kể đến “Hồi hương ngầu thư” viết về tâm trạng thi nhân trở vê quê sau bao năm xa cách:

  • “Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
  • Hương âm vô cải, mấn mao tồi
  • Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
  • Tiếu vấn:” khách tòng hà xứ lai”.”

Là người thích uống rượu, tính tình phóng khoảng, Hạ Tri Chương còn giỏi về văn từ với tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt. Thơ ông không cần đài các cao sang, Hạ Tri Chương chủ trương đưa những hình ảnh, ngôn từ bình dị, mộc mạc của cuộc sống nóng hổi vào trong thơ. Bài thơ “hồi hương ngẫu thư” được viết từ tận đáy lòng nhà thơ, là những cảm xúc chân thật khi thi nhân về thăm lại quê nhà sau bao nhiêu năm xa cách và nhung nhớ.

Hai câu thơ đầu đã nói lên tâm trạng của tác giả khi vừa đặt chân đến mảnh đất quê hương:

  • “Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
  • Hương âm vô cải, mấn mao tồi”.

Ngay câu thơ đầu là lời tự bạch của tác giả về cuộc đời mình: xa quê từ khi còn rất trẻ mà khi trở về thì đã già. Khoảng thời gian ấy đã tạo nên bao sự đổi thay: tuổi tác, con người, địa vị, … Chỉ có nơi quê nhà là vẫn thế! Thủ pháp đối lập: “đi- về”, “trẻ- già” cho thấy sự chảy trôi thời gian đã tạo nên bao thay đổi về con người. “Hương âm” vẫn “vô cải”, giọng quê, tiếng nói quê hương vẫn như ngày nào, vẫn mang cái hồn xa xưa của con người nhưng “mấn mao tồi”- mái đầu kia đã nhuốm màu sương pha. Đằng sau đó là bao nhiều bao tố phong ba, bao nhiêu lo toan cuộc sống của một kẻ làm tôi, là trách nhiệm của người làm quan với dân, với nước và với cuộc đời. Hai câu thơ là sự xoay chuyển của thời gian và sự nguyên vẹn trong tấm lòng của người con xa quê với mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.

Đến hai câu thơ sau lại là tâm trạng của con người bị gọi là “khách” trên chính mảnh đất quê hương của mình:

  • “Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
  • Tiếu vấn:” khách tòng hà xứ lai?””

Lẽ thường, đứa con quê hương khi trở về thường có cảm xúc vui mừng, sung sướng. Còn với Hạ Tri Chương lại là cảm giác ngỡ ngàng, hụt hẫng và cả cái chua chát, xót xa khi một ngày, mình trở thành người xa lạ trên chính mảnh đất mình thân thương và mong nhớ nhiều nhất: “khách tòng hà xứ lai?” Tiếng cười và câu hỏi vô tư của đứa trẻ là sự lễ phép và hiếu khách đúng mực. Nhưng tiếng cười ấy càng vô tư bao nhiêu thì lòng người “khách lạ” kia lại càng đau đớn bấy nhiêu. Thời gian và sự xa cách đã đánh mất tuổi thơ ông, đánh mất mối liên hệ của ông với cội rễ quê hương. Câu thơ trầm lắng mà tình thơ thì xôn xao, những đợt sóng lòng cứ dâng lên không dứt. Đó không chỉ là sự ngậm ngùi, xót xa trước sự hồn nhiên của trẻ nhỏ mà còn là tiếng thở dài, hối hận. Ở vị trí của một kẻ bề tôi, một con dân của đất nước, ông đã làm tròn trách nhiệm của mình:

  • “Làm trai đứng ở trong trời đất
  • Phải có danh gì với núi sông”
  • (Nguyễn Công Trứ)

Năm mươi năm cống hiến không mệt mỏi giang sơn xã tắc và thời Thịnh Đường đã chứng minh cho tài năng và tấm lòng của Hạ Tri Chương. Nhưng ở góc độ một đứa con của quê hương, ông lại chưa làm tròn bổn phận của mình. Câu hỏi cuối bài vẫn xoáy sâu vào lòng tác giả, vào lòng người đọc về lẽ sống, gắn bó với quê hương, với tuổi thơ và cội nguồn của mình.

Bài thơ sử dụng yếu tố kể, tả và biểu cảm một cách nhuần nhuyễn, nghệ thuật đối hiệu quả cùng với cách xây dựng tình huống độc đáo, éo le để thể hiện tâm tư của thi nhân. Qua đó, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc và nồng nàn của người con sau bao ngày xa cách.

Đọc bài thơ, ta hiểu thêm về tình yêu quê hương. Tình yêu ấy, không phân biệt lứa tuổi, lãnh địa, và có ở khắp mọi người, mọi nơi.

Similar Posts

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *