Cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn là bài văn cảm nghĩ về bài thơ ” Rằm tháng giêng” hay và đầy đủ nhất mà các bạn có thể tham khảo

Các bài viết về chủ đề Rằm tháng giêng được quan tâm :

  • Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng lớp 7
  • Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn lớp 7

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại, một người cha già đầy lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam. Với tâm hồn đầy nhạy cảm, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo, Người con là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Hồ Chí Minh đã có rất nhiều những sáng tác có giá trị cao cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ. Nếu theo dõi toàn bộ sự nghiệp văn chương của người, ta có thể thấy ánh trăng xuất hiện khá nhiều trong các trang thơ của Bác và chủ để về mùa xuân cũng đi vào trong thơ của Bác rất nhiều. Bài thơ “ Rằm tháng giêng” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong tháng 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Trong chương trình Ngữ Văn 7 ta cũng bắt gặp đề bài cảm nghĩ về bài thơ “ Rằm tháng giêng”. Đây là một dạng bài rất quen thuộc nhưng các bạn có thể tham khảo bài viết mẫu dưới đây để học tập thật tốt.

BÀI VĂN MẪU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ “ RẰM THÁNG GIÊNG” CỦA HỒ CHÍ MINH

Mùa xuân, nhắc tới thôi ta đã hình dung về cái vị ngọt ngào của hoa thơm trái ngọt đâm chồi nảy lộc, vạn vật bừng tình giấc. Bác Hồ luôn dành tình yêu với thiên nhiên và yêu hơn hẳn thiên nhiên mùa xuân. Bởi đó là mùa xuân trên Việt Bắc, mùa xuân những năm tháng gắn liền lịch sử dân tộc, mùa xuân với những đêm dài kháng chiến chống giặc. Bài thơ “ Rằm tháng giêng” là một trong những bài thơ đặc sắc mà Người viết trong hoàn cảnh đó.

Rằm tháng Giêng là bài thơ lấy cảm hứng thì ánh trăng Rằm, qua bài thơ Người khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ dưới ánh trăng đêm, đồng thời qua đó lồng ghép những xúc cảm thẩm mĩ của mình một cách khéo léo. Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu:

” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên”

Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp.Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “ xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “ xuân thủy tiếp nối với màu xanh của “ xuân thiên”. Ba từ “ xuân” liên tiếp trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái thần của cảnh vật sông, nước và bầu trời. Hai chữ “lồng lộng” trong bản dịch dường như mở ra một không gian núi rừng thêm bao la, trải dài thêm. Ánh trăng dường như làm cho cảnh vật mang một vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. khung cảnh núi rừng Việt bắc nơi đây bao là một màu xanh ngát, nhuốm ánh trăng, phủ lên mà màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông giờ đây như được tiếp thêm sự sống mới dưới khí trời mát dịu. Xuân là mùa xuân của tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Xuân cũng thể hiện sức sống trẻ trung tiềm tang. Ngoài miêu tả vẻ đẹp của nguyên tiêu vần thơ còn bộc lộ cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ :

“ Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền.”

 Ánh trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “ đàm quân sự”. Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm. Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Ở “yên ba thâm xứ” tức là ở “trên khói sóng nơi sâu thẳm”, bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là “cuộc kháng chiến thần thánh”, có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não – những người chỉ huy kháng chiến – tài ba, huyền thoại này chăng. Trong không gian hội họp thường có không khí căng thẳng, trang nghiêm, nhưng dưới ngòi bút của Bác thì dường như không gian hội họp ấy dường như có chút lãng mạn, thi vị đầy chất thơ. Khi việc quân đã bàn bạc xong,con thuyền đưa những người chiến sĩ trở về thì cũng là lúc ánh trăng soi rọi làm sáng cả con thuyền “trăng ngân đầy thuyền”. Câu thơ thể hiện được sự giao hòa giữa lòng người và vũ trụ, như một sự đồng cảm, cổ vũ của thiên nhiên với con người, mang niềm tin vào vận nước nhất định sẽ thành công, sẽ thắng lợi. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh như một đóa hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Người.

 

 

 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *