Cảm nghĩ về bài “Sài Gòn tôi yêu” lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn làm bài viết cảm nghĩ về bài ” Sài Gòn tôi yêu” lớp 7 hay nhất mà các bạn có thể tham khảo. Thời gian vội vã trôi, con người tấp nập với trăm công ngàn việc. Đó là thế kỷ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đã bao giờ bạn thử sống chậm lại, suy nghĩ khác một chút và cảm nhận thế giới xung quanh, đặc biệt là nơi Sài Gòn nhộn nhịp.

Các bài viết về chủ đề Sài Gòn tôi yêu được quan tâm :

  • Soạn bài Sài Gòn tôi yêu lớp 7
  • Soạn bài Sài Gòn tôi yêu ngắn gọn lớp 7

Tuy nói là ồn ào, nhưng cũng vì thế Sài Gòn lại trở nên đông vui, bao chứa nhiều con người ở những vùng đất khác nhau đổ về. Bởi thế nên Sài Gòn cũng luôn là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp, là nguồn cảm hứng chủ yếu để các thi nhân viết về. Sài Gòn đã đi vào thơ ca một cách rất tự nhiên và gần gũi thân thương biết nhường nào. Trong số những tác phẩm đó, không thể không nhắc tới tác phẩm “ Sài Gòn tôi yêu” của Minh Hương. Nhan đề bài kí này đã thể hiện tình yêu tha thiết sâu nặng đối với Sài Gòn. Trong chương trình Ngữ văn 7, ta cũng bắt gặp đề bài cảm nghĩ về bài “ Sài gòn tôi yêu”. Dưới đây là bài văn mẫu hay nhất mà các bạn có thể tham khảo.

BÀI VĂN MẪU CẢM NGHĨ VỀ BÀI “ SÀI GÒN TÔI YÊU” LỚP 7

Nhà văn Minh Hương là một con người luôn tha thiết và gắn bó với Sài Gòn. Một thành phố trẻ trung, năng động cùng với con người cởi mở, bộc trực và đầy ắp tình thương. Ông luôn gửi gắm tình cảm của mình vào những tác phẩm trong đó phải kể đến bài kí “ Sài Gòn tôi yêu”.

Mở đầu bài tùy bút tác giả bộc lộ tình yêu nồng cháy của mình với thành phố mang tên Bác. Để thể hiện tình yêu của mình tác giả sử dụng điệp từ  “tôi yêu” ở đầu mỗi câu văn được nhắc đi nhắc lại như một khúc ca tình yêu, như để người đọc thể hiện tình yêu sôi sục, rộn rã của nhà văn. Qua đó cũng cho ta cảm nhận được những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.

Minh Hương đã thổ lộ tình yêu Sài Gòn trong mọi thời tiết và trong mọi thời gian. Tác giả “ yêu nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào”, yêu “ buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ”, yêu thời tiết trái chứng “ trời đang in in buồn bã, bỗng nhiên vắt lại như thủy tinh”, yêu đêm khuya, yêu những giờ cao điểm, cái thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh…Tình yêu Sài Gòn của Minh Hương được ông ví với tình cảm của “người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa chan nhiều ngang trái”. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này. Qua đó cũng cho thấy được tài quan sát tinh tế, chất trữ tình sâu sắc thông qua từng lời văn, từng câu chữ mà nhà văn cảm nhận được khiến cho ai đọc tác phẩm cũng mong muốn một lần được đặt chân tới Sài Gòn. Với cảm hứng dạt dào trước một vùng đất trẻ trung, tác giả viết tiếp: “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này”. Lời văn biểu cảm lôi cuốn, mạch suy nghĩ của tác giả đan xen nhuần nhuyễn đưa người đọc đến với những ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên, khí hậu, nhịp sống và sinh hoạt của thành phố, đặc điểm cư dân và phong cách con người Sài Gòn.

Tác giả yêu Sài Gòn, yêu hơn là ở con người Sài Gòn với bao phẩm chất tốt đẹp, biểu hiện một “ phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Người Sài Gòn “ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi”, tác giả nêu lên nét dáng đáng yêu của những cô gái dịu dàng, cách giao thiệp của những thiếu nữ Sài Gòn rất duyên dáng. Có hể nói đoạn văn viết về cô gái Sài Gòn là đặc sắc nhất, vừa tỉ mỉ vừa khái quát, biểu lộ tấm lòng trân trọng, quý mến của Minh Hương. Tính cách của con người Sài Gòn rất đẹp và đáng yêu. Các cô gái, các chàng trai, các giới đồng bào giàu yêu nước, bất khuất, dám xả thân vì chính nghĩa, vì cách mạng và kháng chiến, vì đất nước và nhân dân. Đoạn văn cuối là một khái quát sâu sắc, có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho bài văn; nó gợi lên trong mỗi người đọc về một tình yêu cụ thể đối với đất nước, quê hương.

Với giọng văn hóm hỉnh, chân thành thể hiện một cách viết độc đáo, sắc sảo, tác phẩm là lời bày tỏ tình cảm của nhà văn dành cho thành phố Sài Gòn. Nơi đây từng là nơi tác giả gắn bó rất lâu dài hơn nửa cuộc đời vì thế cho nên tình cảm mà nhà văn dành cho nơi đây giống như tình cảm dành cho quê hương thứ 2 của ông vậy.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *