Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án năm 2021 (4 đề)

Phần dưới là Top 4 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 – 2022 cực hay, có đáp án, cực sát đề chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 6.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”

(Ngữ Văn 6 – tập 2)

Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 3: (2 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm?

Câu 4: (1 điểm) Câu văn sau: “Thuyền cố lấn lên”.

    a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ?

    b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?

Đề bài: Hãy tả một nhân vật văn học em đã được đọc trong sách hoặc nghe kể lại (5 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

– Đoạn trích được trích trong tác phẩm Vượt thác

– Tác giả: Võ Quảng

Câu 2: Nội dung: Hình ảnh dũng cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác dữ. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ.

Câu 3: Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: (1 điểm)

– Những động tác thả sào ….. nhanh như cắt. (0,25 điểm)

– Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc (0,25 điểm)

– Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (0,25 điểm)

– Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. (0,25 điểm)

Kiểu so sánh: (1 điểm)

* So sánh ngang bằng: (0,5 điểm)

– Những động tác thả sào ….. nhanh như cắt.

– Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

– Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

* So sánh không ngang bằng (0,5 điểm)

Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.

Câu 4: (1 điểm)

Thuyền // cố lấn lên.

CN               VN

→ Câu trần thuật đơn

– Xác định đúng đối tượng miêu tả, biết cách triển khai một bài viết hoàn chỉnh có đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài (0,5 điểm)

MB: giới thiệu được nhân vật văn học trong tác phẩm (4 điểm)

TB: Tả bao quát về nhân vật

    + Nhân vật xuất hiện trong hoàn cảnh nào

    + Lý do đây là nhân vật em thích

    + Vị trí nhân vật trong tác phẩm (nhân vật chính/phụ, phản diện/ chính diện…)

– Tả cụ thể, chi tiết về nhân vật

    + Tả ngoại hình của nhân vật trong tác phẩm

    + Tả tính cách của nhân vật

    + Tả hoạt động của nhân vật

KB: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện

Trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Cho đoạn trích sau:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Ngữ văn 6 tập 2)

    1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai?

    2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

    3. Trình bày ngắn gọn nội dung, nghệ thuật của đoạn trích trên

Hãy viết bài văn tả khu phố/ làng quê nơi em đang sống.

Câu 1: (1 điểm)

– Đoạn trích: Bài học đường đời đầu tiên

– Tác giả: Tô Hoài

Câu 2: (1,5 điểm)

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa (nhân vật xưng “tôi”) nhằm làm cho Dế Mèn trở thành một con người sống động, gần gũi.
(1,5 điểm)

– Sử dụng biện pháp nhân hóa:

Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

⇒ Gợi liên tưởng, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Câu 3: (1,5 điểm)

Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn tuổi đang lớn (1,5 điểm)

– Nghệ thuật:

    + Ngôn ngữ miêu tả và tự sự độc đáo, đa dạng

    + Sử dụng biện pháp tu từ: nhân vật sinh động hơn

– Trình bày khoa học, rõ ràng, đầy đủ các phần MB, TB, KB (0,5 điểm)

MB: Giới thiệu về khu phố nơi em sinh sống ( vị trí địa lý, đặc điểm, giao thông…) (4 điểm)

TB: Tả bao quát

    + Diện tích

    + Không khí, thời tiết…

Tả chi tiết

– Cảnh vật ở khu phố:

    + Nhà cửa, đường phố, cây cối

    + Cảnh ở khu phố sạch, đẹp, khoáng đạt

– Tả con người ở khu phố

    + Hoạt động của con người ở khu dân cư

    + Công việc của mọi người mỗi ngày

    + Điểm thêm hoạt động của gia đình em/ bản thân em

– Cảm nhận về khu phố

KB: Nêu tình cảm đối với khu phố nơi em sinh sống.

Các đề kiểm tra Ngữ Văn 6 Học kì 1 có đáp án khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Similar Posts

23 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *